Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2010

+ 10 điều không tưởng về 'cậu bé'

TÌNH YÊU - HÔN NHÂN - Đời Sống Gia Đình(48)

10 điều không tưởng về 'cậu bé'

Mọi vấn đề liên quan đến "dụng cụ sung sướng" luôn là đề tài nóng bỏng trong các cuộc trò chuyện ở cả phái nam và phái nữ. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ phải sửng sốt vì những điều đáng ngạc nhiên về cậu em của phái mạnh dưới đây:

1. Người đàn ông có hai “súng”

Có thể bạn thấy bất ngờ nhưng đó lại là điều có thật. Juan Baptista sinh năm 1863 là người duy nhất tính đến thời điểm này sở hữu đến hai “cậu em”, ba “hòn bi”. Cả hai dương vật của anh này đều có đầy đủ chức năng. Ông ta có thể đi tiểu từ một trong hai “dụng cụ”, thực hiện chức năng đàn ông ở cả hai "của quý", kết thúc với cái thứ nhất và tiếp tục với cái kia”.

2. 10 năm ở trạng thái cương cứng

Sau ca phẫu thuật cấy ghép dương vật bị hỏng, một người đàn ông có tên là Lennon, 68 tuổi, đã phải chấp nhận nhìn "cậu em" của mình luôn ở tình trạng căng thẳng trong vòng 10 năm. Điều đó thật sự đem lại nỗi đau đớn cho ông ta. Các thiết bị đưa vào bên trong dương vật không thể làm cậu bé của anh ta “cúi đầu” mà lúc nào cũng “ngẩng cao đầu”. Từ một người đàn ông ham làm việc anh đã trở thành một người ẩn dật. Anh ta nói: “Tôi không thể ôm bất kỳ một ai đó, không thể đi xe đạp, bơi lội vì những đau đớn và rắc rối này'. Lennon đã kiện bác sĩ, người làm hỏng bộ phận quan trọng của mình và thắng kiện với mức đền bù 400.000 USD.

3. Xẻ "của quý" làm đôi

Carl Carrol chia “xúc xích” của mình thành hai. Anh là người đầu tiên trên thế giới bị chê cười vì chẻ đôi của quý. Anh ta suy nghĩ rất kỹ trước khi chẻ đôi dương vật. Mặc dù vậy khả năng cương cứng vẫn được duy trì giống như trước.
Tinh hoàn vẫn thực hiện đầy đủ chức năng. Anh ta vẫn đạt cực khoái và xuất tinh. Tuy nhiên khi giao hợp anh ta phải nỗ lực nhiều hơn trước. Nhưng một khi dương vật lọt vào âm đạo, tác động của nó lớn hơn trước kia. Nhờ đó mà mức độ cực khoái của người nữ cũng cao hơn.

4. Người có cái đó dài nhất

Ron Jeremy đã được ghi vào cuốn sách Guinness vì cậu em của ông này dài tới gần 25 cm. Sau khi có được kỷ lục đó anh ta đã được đặt biệt danh “The Hedgehog".

5. Trắng án nhờ hình xăm trên của quý

Barry Kenny, 28 tuổi bị tố cáo sàm sỡ một người phụ nữ trên tàu điện lúc đông đúc khi trong trạng thái say xỉn. Khi ra tòa, cô gái này nói không có dấu hiệu gì đặc biệt ở "vũ khí" của người đàn ông này. Tuy nhiên, khi ra trước tòa, người ta phát hiện trên cậu em của Kenny có xăm một con thằn lằn dài gần 5cm. Vậy là anh ta được trắng án.

6. Đính hạt lên “cậu bé”

Khi bị giam cầm, thành viên của yakuza (mafia hay các tổ chức tội phạm truyền thống ở Nhật Bản) đính một chuỗi hạt ở ở bộ phận sinh dục của mình. Mỗi năm ở trong tù, một yakuza đính trên bề mặt dương vật ngọc trai, tạo ra một loạt "da gà" trên bề mặt. Lý do các anh chàng này làm như vậy trên “dụng cụ” của mình là bởi vì họ tin rằng phụ nữ sẽ thích thú với điều đó sau khi anh ta ra tù.

Nhung chuyen ly ky ve "cuc cung"

7. Ném của quý qua cửa sổ ôtô

Cô vợ của người đàn ông có tên John Wayne Bobbitt đã dùng dao cắt "cái ấy" và ném nó qua cửa sổ của ôtô khi chiếc xe đang chạy vì bị anh này ngược đãi. Dù được đội ngũ bác sĩ hàn gắn lại sai lầm ngớ ngẩn này nhưng John vẫn không thể trở về trạng thái bình thường.

8. Gia tăng kích cỡ cho cái đó

Mark, một cựu vệ sĩ đã trở nên nổi tiếng vì biết cách "thổi phồng" cho cái ấy của mình lên mức to nhất. Bằng cách tiêm rất nhiều dung dịch muối vào phần bìu và dương vật, anh ta đã làm cho cả không gian ở chỗ đó có chu vi lên đến để cả cái bao bì. Mark đã phải dùng 2 tay thì mới nâng nó lên được.

9. Bắt "cậu em" chịu đựng khổ ải

Mr. Siêu khổ dâm Flagan đã lấy tên như thế với việc ép cơ thể anh ta chịu đựng sự tra tấn dã man.

Sau một thời gian dài chịu đựng bệnh xơ hóa bìu, Bob Flagan xuất hiện trong video "Hạnh phúc đời nô lệ" bằng cách dùng một cái máy tra tấn "cục cưng" đến nỗi máu bắn cả vào ống kính.

10. Dùng "cái ấy" để nâng tạ

Những người đàn ông dùng của quý để nâng tạ. Họ tin rằng treo quả tạ vào đó làm cho cái ấy to, dài ra và có thể làm chuyện ấy lâu hơn. Một chàng có thể nâng 130 kg với cái ấy, sau đó bắt "cậu bé" đẩy xe tải chất đầy các gã đàn ông trên đó.

4 điều đàn ông lầm tưởng trong 'chuyện ấy'

Những lời đồn thổi trong chuyện ấy có thể hủy hoại quan hệ phòng the. Hãy xem xét 4 điều hoang tưởng phổ biến trong chuyện ấy mà đàn ông vẫn đang hàng ngày tin tưởng.

1. Phụ nữ không quan tâm đến sách báo nhạy cảm

Đàn ông nghĩ là phụ nữ không học hỏi các kỹ thuật ân ái bằng cách xem phim nhạy cảm. Chuyện này không đúng với đa số phái nữ vì họ thường dùng những tranh ảnh nhẹ nhàng hơn nhiều so với các chàng. Nếu đàn ông muốn thực sự bình đẳng thì phải chấp nhận là nàng cũng có quyền xem thể loại phim này.

2. Cực khoái là con đường duy nhất dẫn tới cuộc ân ái tuyệt vời

Đàn ông không thể thưởng ngoạn sự thú vị của sex mà không có có cực khoái. Nếu anh ta không thể mang đến cho phụ nữ khoái cảm thì họ sẽ tự động ngầm định rằng cuộc truy hoan thất bại.

Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều phụ nữ không lên đỉnh và vẫn hoàn toàn hài lòng với cuộc giao ban đang tham gia.

3. Có một “thời gian biểu” chuẩn

Theo Thefrisky, nhiều anh chàng rất lo lắng vì cuộc sống phòng the đi xuống sau vài tháng phấn khích. Họ thấy mình cần phải quan hệ nhiều hơn nữa. Nhiều anh còn tin rằng nếu ít hơn 10 lần một tuần là sự "xuống dốc" thảm hại.

Thực tế, con người có thời gian biểu và nhu cầu tình dục khác nhau, và chẳng có gì lạ khi quan hệ một lần một tuần, hoặc thậm chí ít hơn với một số cặp vợ chồng.

Thời gian biểu cũng có thể được thay đổi và thường là có nhiều thứ để làm trong phòng ngủ hơn là chỉ mỗi chuyện ấy.

4. Càng lâu càng tốt

Rất nhiều Adam quan niệm rằng cứ "lâu thì mới tốt". Họ sẽ "kì cạch" hàng giờ và thất vọng tràn trề nếu không thể có được cuộc ân ái theo sách vở đã dạy.

Thực tế là kéo dài thời gian yêu đương thường kiến "chỗ đó" đau đớn nhưng không thể nói rằng nhanh là tốt.

Thời gian không nên là điều cần xem xét trong mọi cuộc "vui vẻ". Nếu anh chàng của bạn thủ một cái đồng hồ bấm giờ khi đêm xuống, hãy nói với anh ta rằng đây không phải là một cuộc đua và bạn cũng không phải là thư ký trường đua.

6 điều hoang tưởng ở phụ nữ

6 điều hoang tưởng ở phụ nữ

3. Xuất quân ra ngoài được coi là biện pháp tránh thai tốt:Cho dù đối tác nam có hoàn toàn tỉnh táo và kịp rút ra trước khi phóng tinh, thì một vài giọt tiết ra từ đầu dương vật trong khi ân ái cũng chứa tinh trùng. Mặc dù số tinh trùng có thể nhỏ hơn, nhưng chúng cũng khỏe và thông minh như lượng tinh trùng sản ra khi đạt cực khoái. Ngoài ra, tinh trùng có thể sống tới 72 giờ sau khi xuất tinh trong niệu đạo, vì vậy nếu chồng bạn đã xuất tinh thậm chí trước đó 1 ngày, thì chúng vẫn có thể nằm lại trong chất dịch.

4. Tình dục qua đường miệng là cách yêu an toàn: TheoMedindia, có rất nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng dễ dàng lây truyền qua con đường quan hệ tình dục bằng miệng không kém gì quan hệ tình dục bằng âm đạo hay hậu môn. Tất cả các bệnh như: herpes, lậu, viêm gan B, HIV, lậu và giang mai đều có thể lây truyền qua quan hệ bằng miệng.

5. Bạn không dính bầu nếu không rụng trứng: Mặc cho phụ nữ từng suy nghĩ như vậy nhưng các chuyên gia khẳng định điều này không đúng hoàn toàn.

6. Thuốc tránh thai ngừa được các bệnh lây lan qua đường tình dục: Các viên thuốc tránh thai chỉ có tác dụng hữu hiệu để bạn không có bầu. Còn bao cao su mới ngăn ngừa được việc lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Vì thế, ngay cả khi bạn uống thuốc tránh thai thì nguy cơ nhiễm các bệnh phòng the vẫn xảy ra.

Suy nghĩ mới mẻ trong chuyện ấy

Từ bỏ được lối suy nghĩ cũ kỹ trong sex bạn sẽ sẵn sàng nhập cuộc với tư tưởng thoải mái hơn. Cosmopolitan đã đưa ra 3 điều mới mẻ trong chuyện ấy để bạn tham khảo:

Không cần thấy phấn khích bạn vẫn 'hoạt động' được: Một nghiên cứu đã chứng mình rằng cơ thể của bạn có thể tự bật công tắc ham muốn trong chốc lát trong khi tâm trí chưa ngó ngàng đến chuyện ấy. Lý do được đưa ra là bởi sự thèm muốn và khuấy động riêng biệt nhau. Ham muốn yêu đương xuất hiện trong não trong khi đó sự khuấy động lại "đâm chồi” từ cơ thể. Các nghiên cứu tại đại học Amsterdam (Hà Lan) còn phát hiện ra rằng hệ thống dây thần kinh vận động ở phụ nữ sẽ tự động bật sáng ngay tức khắc với sự kích thích về thể chất trước khi tâm trí nàng hướng đến với quá trình yêu đương.

Suy nghĩ mới mẻ  trong chuyện ấy

Chỉ vài chục giây là đã có hứng tình: Quan niệm rằng bạn tình nữ cần một giờ cho màn khởi động thì mới sẵn sàng "thi đấu" đã quá lạc hậu. Hầu hết những người suy nghĩ kiểu này vẫn phải vuốt ve và dùng miệng để làm nàng "điên đảo". Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy phụ nữ bắt đầu phát ra tín hiệu yêu đương chỉ trong khoảng 30 giây.

Nàng thích màn yêu đương táo bạo: Không phải tất cả phụ nữ đều thích nhìn những cánh hoa hồng rải đều trên giường và cử chỉ lãng mạn. Một số người yêu thích sự nô đùa và cử chỉ táo bạo.

Các cô nàng bị kích động theo những kiểu khác nhau chính vì thế không thể áp dụng mọi tuyệt chiêu quyến rũ với mọi phụ nữ. Cách yêu nhanh mạnh như vũ bão kèm với hành động quyết liệt có khi lại cho kết quả bất ngờ.

Phụ nữ cũng có ý tưởng táo bạo như đàn ông. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bạn tình nữ bị kích động mạnh bởi những hình ảnh cụ thể hơn là một thứ chỉ là viễn cảnh. Khi đã đến với sex, nàng cũng thích nổi loạn và hoang dại giống như chàng.

Một đối tác lý tưởng có thể cao hoặc thấp, trẻ hoặc già, mảnh mai hay đầy đặn, lanh lợi hay lầm lì. Tất cả những điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến việc nàng biết cách hòa hợp và làm bạn đê mê.

Dưới đây là điều mà bạn tình lý tưởng hay sở hữu:

1. Sạch sẽ

Bạn sẽ luôn thấy móng tay nàng được cắt tỉa sạch sẽ, ăn mặc chải chuốt và làn da thì luôn mềm mại và mịn màng. Nhìn nàng "ngon lành" như một viên kẹo.

Ngay cả khi tình cờ đi xuống dưới “tam giác mật”, bạn cũng không nhận ra bất kỳ một sự khác lạ hay mùi gì khó chịu. Cô ấy sở hữu cho mình một ngăn kéo thuốc riêng với vô vàn các loại thuốc và mỹ phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Kiểu phụ nữ này luôn làm bạn có cảm giác thích thú cứ như thể nàng vừa bước ra khỏi nhà tắm vậy.

Khi nàng lão luyện trong chuyện ấy

2. Thích yêu bằng miệng

Với chiếc miệng nhỏ nhắn cô ấy tỏ ra vô cùng thông thạo trong các thao tác kiểu này và làm tốt đến mức bạn cảm thấy thích thú vô cùng.

Những mẹo nhỏ để làm tăng dần cảm giác như cú đảo lưỡi xung “cậu bé” và sử dụng tay, nàng nhìn vào mắt bạn và chỉ toàn tâm toàn xem phản ứng của người tình. Bạn thấy mình đang được hưởng sự cung phụng đặc biệt. Hơn nữa, việc làm này là do cô ấy đề xuất chứ không phải bạn yêu cầu.

3. Thích cuộc phiêu lưu mới

Đó có thể là quan hệ qua cổng sau, nói năng lỗ mãng trên giường hay phục trang như các diễn viên kịch…. Tất cả những thứ bạn từng nằm mơ sẽ được nàng hiện thực hóa bằng trò chơi đầy cuồng nhiệt. Những đam mê dang dở bấy lâu nay của bạn đột nhiên được lấp đầy.

4. Pha trộn nhiều chiêu thức

Theo Askmen, mở màn cho một đêm nồng nàn bằng màn massage. Lướt những ngón tay trên vùng eo của bạn. Khi muốn đê mê hơn nữa, cô ấy sẽ lấy thân thể mình để massage.

5. Không ngại hỏi thẳng

Bạn tình nữ kiểu này chẳng thấy ngại ngần khi đưa ra những câu hỏi khiến người nam lúng túng như: “Anh thích được như thế nào?”. Nếu vượt qua được thời điểm khó nói này thì sau đó hai người sẽ trở nên gần gũi và tự nhiên hơn, họ sẽ có đường bay trơn tru.


Đoán biết thời khắc lên tiên của nàng

Cơ thể của nàng sẽ chứng tỏ những dấu hiệu của đam mê mà không thể giả vờ. Vì thế nếu chú ý quan sát bạn sẽ không khó khăn để nhận được sự phản hồi của nàng. Askmen đưa ra 4 dấu hiệu phổ biến nhất của phía nữ trong mỗi cuộc yêu.

Hơi thở dồn dập

Một phụ nữ khi bị kích động hơi thở thường gấp gáp hơn và kèm theo những tiếng rên rỉ không chủ ý. Đây là hệ quả từ việc không khí bị nén một cách nhanh chóng và dồn dập vào dây thanh quản.

Việc tăng nhịp tim khi cơ thể của cô ấy chuẩn bị cho cực khoái nói lên rằng các cơ quan nội tạng và cơ bắp đang cần nhiều oxy hơn. Nếu bạn có thể nghe thấy sự thay đổi trong hơi thờ, bạn đang đi đúng hướng rồi. Nếu bạn có thể nghe thấy tim nàng đập thình thịch, bạn cũng đã điểm đúng huyệt yêu. Đây là cách nàng báo cho bạn biết rằng cô ấy được “đánh thức”. Tuy nhiên, nếu cô ấy vẫn thở bình thường sau khi vừa lên tiên thì có thể cô ấy là một nhà đóng kịch tài tình.

Chuyển động thân thể

Nếu nàng xoắn đầu ngón chân và cuốn lấy người bạn, rất có thể nàng đang tận hưởng cảm giác sung sướng. Nàng cong người lên và đẩy người sát vào bạn chứng tỏ nàng đang thực sự say đắm. Nếu cô ấy nằm rũ thì có thể chưa có điều gì xảy ra với nàng. Thử thay đổi tư thế và làm nóng nàng từ đầu. Đến khi nào bạn thấy được cơ thể của nàng chuyển biến thì hãy bắt đầu làm tiếp.

Rướn người

Nếu nàng rướn người lên cùng lúc bạn lao vào, chứng tỏ bạn đang làm đúng rồi đấy. Như vậy có thể nói nàng hòa quyện và phối hợp nhịp nhàng với các chuyển động của cơ thể bạn và tận hưởng cảm giác tuyệt vời. Khi nàng chẳng có phản ứng gì với cách thâm nhập của bạn thì cơ thể nàng tiết lộ rằng muốn một điều gì đó khác biệt. Lúc này nên đổi tư thế và xem cảm nhận của cô ấy

Tín hiệu từ đôi tay

Khi “yêu”, tay nàng có thể ôm ghì lấy bạn, đặt lên ngực bạn, trên đầu bạn… Tay nàng có thể ở bất cứ đâu, trừ việc nàng tự ôm lấy cơ thể mình bởi đây là dấu hiệu cho thấy nàng không thấy thoải mái.

Còn lúc nàng bám tay vào thành giường, ghì chặt vào gối thì bạn cũng hãy tự tin rằng mọi việc đang cực kỳ tuyệt vời.

Bí quyết của các đôi 'yêu' nhiều

Những đôi ân ái thường xuyên cho rằng một tuần được 'vui vẻ' 3 lần là thú vị nhất. Lại có cặp thì coi chuyện ấy phải giống như được ăn cơm hàng ngày. Hãy lắng nghe những lời khuyên của họ trên Lifetime để từ đó nhận thấy trong một ngày có rất nhiều cơ hội để gần gũi nhau.

Giờ vàng cho chuyện ấy

“Chuyện ấy” cũng cần có một thời khóa biểu rõ rằng. Khoảng thời gian 21-22 h là thời gian vàng dành cho “chuyện ấy”. Trong thời gian này, cả hai đều ham muốn và có thể làm “chuyện ấy” hàng giờ.

Âm nhạc tốt cho chuyện ấy

Âm nhạc có thể mang đến sự thăng hoa và hạnh phúc trong đời sống lứa đôi. Về phương diện tình dục học, thì âm nhạc là một trong những phương thuốc có tác dụng kích thích mạnh nhất. Nó có thể tạo ra những trạng thái tinh thần khác nhau, kích thích từ những sự êm ái nhẹ nhàng thú vị cho đến tình trạng hứng khởi.

Coi sex như phương thuốc kỳ diệu

Sex đem lại rất nhiều lợi ích về sức khoẻ: làm tăng khả năng và sức mạnh của bộ não, giúp hệ thống tim ổn định hơn, giúp cơ thể tránh xa một số bệnh tật và sự lo lắng, nó giúp mỗi người tự hài lòng với bản thân mình hơn.

Khi chúng ta phấn khích, các mạch máu trong cơ thể hoạt động tích cực hơn và lượng máu dẫn lên não sẽ tăng nhiều hơn. Cả hai sự gia tăng của nhịp tim và lượng máu lưu thông lên não đều là kết quả của một hoạt động phấn khích, dù ở trong hay ngoài phòng the.

Luôn để lửa yêu rạo rực trong ngày

Những người sống theo bản năng tình dục và có lòng nhiệt tình với nó luôn biết gia tăng thêm gia vị cho hoạt động này. Hãy nghĩ đến những ao ước được gần gũi bạn tình ngay ngay cả khi bạn chỉ có một mình.

Địa điểm đi chơi ở Sài Gòn

DSCF7923_1200.jpg
Các đôi trẻ cứ la oai oái vì một ngày rảnh rỗi không biết dắt tình yêu của mình đi đâu? Thế nên có khi cả tuần bận rộn, gặp nhau được mỗi một buổi tối thứ bảy thì chỉ biết chở nhau đi lòng vòng “hít bụi” rồi về. Chán òm! Dắt tình yêu đến đây đi, 10 nơi được xem là có view cực đỉnh cho chuyện hẹn hò. Điều kiện cần là một chút lãng mạn và một chiếc máy hình.

Background Cầu đen: Cây cầu gỗ sơn đen không còn sử dụng, nằm song song bên cạnh cây cầu mới trên đường Trần Não bỗng nhiên trở thành một view cực độc cho những tay nhiếp ảnh nghiệp dư và những người mẫu ưa chụp hình. Đừng nghi ngờ gì về những background này, nếu bạn là một trong những đôi lứa có chung sở thích săn hình và khoe hình trên blog. Qua phà Thủ Thiêm, men theo con đường bên hông trường cấp III Thủ Thiêm, đi ngang qua những con thuyền gối đầu bên nhau, bạn sẽ phải dừng lại rất nhiều lần cho người ấy làm dáng đấy! Bật mí thêm: Có đồng lúa, đầm sen, những hàng rào hoa tigôn và những cổng nhà mộc mạc đủ để lãng mạn nhân hai…
http://static.panoramio.com/photos/original/8723061.jpg
Lội bùn ở Thảo Điền: Ui, nghe chắc ai đó lắc đầu, chả có gì lãng mạn; nhưng thực sự thì cũng lãng mạn ra phết đấy bạn ạ! Đi qua Thảo Điền (Q.2), dọc bờ sông Sài Gòn bạn sẽ thấy còn nguyên những bãi cỏ lau phất phơ, sát mé bờ sông đã được kè bờ chắc chắn cho mình ngồi hóng gió… Khi triều xuống, những bãi cọc gỗ nhô ra vừa đủ để một đôi người ngồi buông cần câu, lội bùn và bất ngờ thích thú với những con cá nhỏ đang ngoi lên giỡn nước… Buổi chiều sẽ trôi rất nhanh ở đây, khi tụi mình vừa ngắm những ngôi nhà xinh đẹp bên kia sông, vừa chờ những con tàu chạy rần rần qua để sóng vỗ vào bờ rì rào. Một buổi chiều hẹn hò trong veo nhé bạn.
http://www.skydoor.net/Download?mode=photo&id=7256
Dung dăng Đồng diều: Những buổi chiều no gió như thế này, sao không cùng người ấy tự tay làm những con diều thật dễ thương và dắt nhau ra Đồng Diều quận 2, quận 7, 8 thả diều. Vẫn còn rất nhiều khu đất trống ở những cánh đồng cỏ nơi đây để bạn trở về với tuổi thơ. Cùng thả một con diều không chỉ đơn giản là thả diều đâu nhé, nó còn đo thêm mức để hiểu nhau, khéo léo và cả ước mơ của tình yêu hai người đấy. Bạn có thể tìm mua tre nứa và tỉ mỉ vót tre làm một con diều, nếu không, cứ ra ngay những bùng binh là thấy diều đủ màu sắc phấp phơ mời gọi. Không thử sao biết là tuyệt vời chứ nhỉ?
http://travellive.vn/uploads//2009/05/dong-dieu-giua-tp.jpg
Café trên cao: Thay đổi gu café vườn thông thường bằng… café trên cao. Bắt đầu từ Café Skyview, 13 tầng (Diamond). Vì ở trên cao nên rất mát, gió thổi lồng lộng, lại có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố vào ban đêm. Còn một vài quán nữa như là Panorama ở tòa nhà Saigon Trade Center số 37 Tôn Đức Thắng, tầng 11 của khách sạn Caravelle ngay công trường Lam Sơn, tầng 23 của khách sạn Sheraton đường Đông Du… Điểm đặc biệt là… hơi mắc một xíu, nhưng thú vị ở chỗ ngồi trên cao thiệt cao rồi… nhìn về hướng nhà mình ở, câu chuyện sẽ kéo dài không biết chán luôn, hi hi.
http://files.propertywala.com/Photos/6/l11980_Sky_View.jpg
Lang thang Phú Mỹ Hưng: Ở đây không chỉ có những căn nhà đẹp như trong phim, mà còn có một không gian yên bình hiếm có cho đôi lứa… lang thang. Thử nhé, xách giày trên tay và đi chân trần trên cỏ, những con đường xanh mướt cành lá đan tay nhau lãng mạn như trong phim Hàn. Chẳng thế ở đây được gọi là con đường Hàn Quốc mà!
http://www.saga.vn/Upload/TuanPhuc/New%20folder%20(2)/PC-CAU-ONG-DOI-2%5B1%5D.jpg
12 bậc thang yên bình: Đi một vòng dạo phố rồi về tìm một chỗ ngồi nhỏ xíu trên 12 bậc thang của Nhà Hát TP… Đẹp để ngắm khách sạn cổ nhất Sài Gòn, đẹp để nhìn con đường Lê Lợi lung linh và đẹp khi cùng chung câu chuyện với những người bạn không quen xung quanh. (chỗ này hiện giờ đã bị cấm ngồi =.=)
http://www.simplevietnam.com/uploads/DAT%20NUOC%20-%20CON%20NGUOI/TPHCM/nh.jpg
Hồ Con Rùa: Dù có bật cười với những trái tim vẽ trên cột tháp ở Hồ Con Rùa, bạn cũng đừng… bắt chước nhé. Chỉ cần tìm một chỗ ngồi thật thoải mái, nhâm nhi bắp nướng, kem và đủ thứ đồ ăn vặt khác sẵn có ở đây rồi ngồi đó tha hồ trò chuyện. Một không gian mở vui vẻ nhưng cũng đủ riêng tư để chúng mình trò chuyện.
http://img.tamtay.vn/files/photo2/2009/4/4/18/2488133140/49d749a1_h%E1%BB%93%20con%20r%C3%B9a.jpg
Café mộc mạc: Những quán café vườn yên tĩnh và tuyệt đẹp cho một buổi hẹn hò không bao giờ là… lỗi thời cả. Chẳng nơi đâu hào phóng như Sài Gòn khi luôn dành những ngôi vườn đẹp nhất với các phong cách lạ nhất cho café. Nếu đã quen thuộc với Du Miên, Tưởng Niệm, Cõi Riêng, bạn có thể tìm tới những quán mới độc đáo không kém như La do (Lê Quang Định). À ơi (Lê Văn Sỹ), Huyền Thoại (Nhất Chi Mai)…
http://saigon.vietnam.free.fr/saigon/terrasse_cafe_saigon.jpg
Phố ẩm thực: Lên list thực đơn cho hai người và có thể bắt đầu hành trình tìm những khu phố ẩm thực đa dạng ở các phố ẩm thực. Khu phố người Hoa (Tản Đà), làng ốc (Thành Thái) hay bản đồ hình chân gà (Tân Sơn Nhất)… Dĩ nhiên đây không là một view đẹp cho những tấm hình lãng mạn, nhưng sẽ là một view ấm cúng và thực sự thân thiết để một cuộc hẹn hò của hai người đạt tiêu chuẩn… đầy đủ.
http://img.tamtay.vn/files/photo2/2009/6/27/20/608751/4a461921_105c426f_%E1%BA%A8m%20th%E1%BB%B1c_resize.jpg
Chợ đêm: Con gái hay thích đi ”window shopping” nên sao không tung tăng những chợ đêm để tha hồ vừa ngắm hàng vừa trò chuyện. Bạn cũng có thể có cơ hội mua cho ấy một chiếc vòng xinh ơi là xinh với giá rất mềm đấy… Khi mệt, mình có thể nhâm nhi li chè rồi ra về… Chợ đêm có nhiều hàng đẹp như Bến Thành..
http://img.tamtay.vn/files/2008/09/23/vuhai6/photos/313329/4933891b_benthanh0165375.jpg
Tác giả:
mrsaurieng@MrSầu's Blog
Địa chỉ:http://mrsaurieng.info/blog/Dia-diem-di-choi-o-Sai-Gon/
Sài Gòn: Các khu vui chơi giải trí
Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Sài Gòn Water Park,Làng Du LịchBình Quới - Thanh Đa, Khu Du Lịch Văn Thánh

Dự án khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Sài Gòn Atlantis Hotel tại khu Chí Linh-Cửa Lấp, TP. Vũng Tàu có vốn đầu tư 4,1 tỷ USD trên diện tích 307ha phần đất liền và 610ha phần lấn biển. Đây hiện là một trong những dự án du lịch lớn nhất Việt Nam đã được cấp phép đầu tư. Tuy vậy, việc triển khai dự án gặp nhiều khó khăn do chưa có “đất sạch”.


Không dễ có "đất sạch"

Dự án du lịch Sài Gòn Atlantis Hotel có 100% vốn đầu tư nước ngoài, được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 11-2007 với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD trên diện tích 300ha. Tháng 1-2009, dự án được sửa đổi tăng vốn lên 4,1 tỷ USD trên diện tích 307ha phần đất liền và 610ha lấn biển. Dự án do Công ty TNHH Winvest Investment Việt Nam (thuộc tập đoàn Winvest LLC, Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư.

Theo kế hoạch, trong quý I-2009, chủ đầu tư được giao 100ha đất để khởi công dự án. Tuy nhiên, do dự án có diện tích rộng, kinh phí đền bù, giải toả lớn trong khi ngân sách tỉnh hạn chế nên đến nay vẫn chưa giao đất được. Vì vậy, UBND tỉnh và Sở Tài Nguyên-Môi trường (TN-MT) tiếp tục đề nghị chủ đầu tư ứng trước tiền thuê đất cho cả 50 năm của dự án nhằm có thêm nguồn kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng để giao đất cho nhà đầu tư.

Để chứng minh khả năng tài chính cũng như quyết tâm thực hiện dự án, từ tháng 4-2007 đến tháng 6-2008, Công ty Winvest Investment Việt Nam đã ứng trước tiền thuê đất cho UBND tỉnh 98 tỷ đồng, tương đương 6 triệu USD để hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án. Đến thời điểm này, UBND tỉnh đã chi 183 tỷ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng cho khoảng 70ha dự án, trong đó có 20ha dành hoán đổi cho Công ty TNHH Đại Dương thực hiện dự án du lịch khác (do khu đất thực hiện dự án trước đây của Công ty Đại Dương nằm trong khu vực 307ha của dự án Sài Gòn Atlantis Hotel). Mặt khác, Công ty Winvest Investment chưa thỏa thuận được kinh phí đền bù cho Công ty Đại Dương đã bỏ ra đầu tư trên khu đất 15,7ha sẽ được thu hồi để bàn giao cho Công ty Winvest nên hai bên đang chờ thuê đơn vị kiểm toán độc lập.

Diện tích đất chưa đủ theo đề nghị của chủ đầu tư; vướng mắc về mặt bằng cộng với việc dự án vẫn chưa được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500… là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tiến độ triển khai dự án không đạt được như kế hoạch.

Cần nổ lực từ cả hai phía

Mô hình khu trung tâm dự án khu du lịch Sài Gòn Atlantis Hotel với điểm nhấn là tòa tháp hoa sen cao 365m.

Trước những khó khăn, vướng mắc của dự án, Ban chỉ đạo dự án Sài Gòn Atlantis Hotel do ông Đặng Như Hiển, Giám đốc Sở TN-MT làm trưởng ban đã tổ chức nhiều buổi làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp liên quan nhằm tháo gỡ cho nhà đầu tư. Trong buổi làm việc ngày 9-4, ông Đặng Như Hiển đề nghị Công ty Winvest Investment tiếp tục ứng trước tiền thuê đất để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án. Chủ đầu tư phải lập kế hoạch sử dụng đất, tiến độ triển khai dự án theo từng giai đoạn như quy định trong giấy phép đầu tư để được giao đất; có văn bản chính thức về thời gian, địa điểm khởi công dự án để các cơ quan chức năng chủ động sắp xếp, đẩy nhanh tiến độ công việc.

Mới đây nhất, ngày 7-5, khi làm việc với Công ty Winvest Investment và Công ty Đại Dương, Sở TN-MT tiếp tục đề nghị Công ty Winvest Investment lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 hạn chót đến 30-6-2009; căn cứ quy hoạch 1/500 lập kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch đầu tư dự án để được giao đất từng giai đoạn theo tiến độ đầu tư. Đồng thời Sở TN-MT cũng đề nghị công ty tiếp tục ứng trước tiền thuê đất làm kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Ông Peter Luu, Chủ tịch Công ty TNHH Winvest Investment Việt Nam cho biết, công ty sẽ tiếp tục ứng trước tiền thuê đất, hỗ trợ việc bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi được bàn giao 100ha đầu tiên. Theo ông Luu, là một nhà đầu tư, ông và tập đoàn Winvest LLC, Hoa Kỳ rất muốn dự án được triển khai càng sớm càng tốt. Bởi lẽ nếu kéo dài thời gian thực hiện dự án thì doanh nghiệp sẽ mất cơ hội vì sẽ có những dự án khác lớn hơn. Ông Peter Luu khẳng định quyết tâm thực hiện dự án và cho biết, công ty có đủ nguồn tài chính, chỉ chờ có đất là sẽ triển khai dự án. “Tập đoàn chúng tôi đã chuẩn bị đủ nguồn tài chính để thực hiện dự án từ mấy năm nay. Tôi khẳng định, công ty sẽ làm lễ khởi công dự án sau 2 tháng được giao đất đợt đầu”- ông Luu nói.

Theo kế hoạch của Công ty Winvest Investment, tiến độ sử dụng đất phần trên bờ của dự án sẽ chia làm 3 giai đoạn, bắt đầu từ quý II đến hết quý IV năm 2009; phần lấn biển sẽ nhận trong năm 2010.

Khi đi vào hoạt động, dự án Sài Gòn Atlantis Hotel sẽ có 332 biệt thự; 11.960 phòng khách sạn 5 sao và 16.127 căn hộ cao cấp, thu hút khoảng 15.000 lao động.

10 phong cách cà phê Sài Gòn


Cà phê hẻm

Ngày lại qua ngày, bị cuốn theo nhịp sống hối hả của một Sài Gòn năng động, đã bao giờ bạn gạt qua những bươn chải, lo toan tách mình khỏi dòng người vội vả để dừng chân bên 1 quán cafe hẻm (hay cafe lề đường, cafe cóc tuỳ cách mỗi người gọi). Có thể cafe hẻm bình dân, chỉ là 1-2 cái bàn nhỏ cùng vài cái ghế con con, không có “ghế nệm êm êm”, không có “điệu nhạc trầm mềm”; có thể “đa phần cafe hẻm làm gì hy vọng được là cafe nguyên chất hay 50-50 là cafe, 9 phần bắp, 1/2 phần nước màu và 1/2 phần còn lại mới là cafe.”

Nhưng cà phê hẻm vẫn rất ngon vì … ngon đôi khi không hẳn là vị giác. Đó là “vị ngon” của tiếng chim ríu rít mỗi sớm mai, là “vị ngon” khi từng chiếc lá me nhẹ nhàng rơi lên tóc, là “vị ngon” của hương hoa, của gió, của hơi sương, hay chỉ đơn giản là cảm giác được dừng chân nghỉ ngơi ngắm nhìn dòng đời tấp nập. Cafe hẻm thì rất nhiều và mỗi nơi phong cách mỗi khác, nhưng tất cả đều có chung 1 đặc điểm: giá khá mềm 4000-6000/ ly.
Có thể cafe hẻm không sang trọng, không "xứng tầm" với 1 số người tự cho mình là "sành điệu" nhưng với tôi đó là nơi có thể trải nghiệm nhiều điều trong cuộc sống. Hãy thử 1 lần dừng chân và thưởng thức.

Hẻm - Một cõi đi về - Hẻm 47 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, tp HCM.


Nhắc tới café hẻm không thể không nhắc tới cái hẻm khá nổi tiếng ấy, đơn giản chỉ vì nơi đó ngày xưa có nhà của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Con hẻm rất mát. Vỉa hè bên phải có gốc cây trang cổ thụ. Thường những cây bông trang cao cỡ 1m, hoa màu đỏ. Cây này hoa trắng và cao phải đến 5m, thân to như cây xoài lão. Nhìn lên tán lá xanh, thấy từng chùm hoa li ti trắng xoá, chợt thấy lòng thanh thản lạ. Ngồi đây thỉnh thoảng bạn sẽ gặp Trịnh Vĩnh Trâm hay Trịnh Vĩnh Trinh đi về.

Cà phê sách

Nếu có nhã hứng với cà phê một mình nhưng lại không muốn đắm chìm vào suy tư thì cà phê sách sẽ là một chọn lựa thích hợp. Luôn có không gian ấm cúng với ánh đèn vàng ấm áp, nhạc nhẹ vừa đủ nghe và những góc ngồi riêng biệt. Khách đến quán cũng không ồn ào náo nhiệt mà lặng lẽ, chuyện trò nhỏ giọng hay thả hồn theo trang sách. Tuỳ vào gout của chủ quá hay đối tượng khách quán nhắm đến mà bạn có thể tìm thấy các loại sách khác nhau trong quán. Nếu Goody Plus nổi tiếng với hàng tủ hàng tủ truyện tranh dành cho tuổi teens thì Rùm Beng lại khiêm tốn với một kệ sách nhỏ, nhưng đầy bất ngờ với những quyển sách cũ xưa, có lẽ còn xưa hơn cả tuổi đời của chủ quán.

Ciao – 40 Ngô Đức Kế, quận 1, tp HCM.


Cùng nằm trong hệ thống Ciao nhưng điểm nhấn ở đây là sách. Cũng vẫn những mảng tường nâu trầm điểm xuyết hoa văn đơn giản, được trang trí với các bức tranh thần Cupic xinh xắn hay nàng Marilyn Monroe quyến rũ, vẫn những chiếc ghế sofa êm ái nhưng dọc tường là những kệ đầy ăm ắp sách.
Những "ô cửa sách" xinh xinh, trắng ngà và vuông vức như một tổ ong, bên dưới mỗi ô là ghi chú về thể loại sách. Có thể tìm thấy Tự lực văn đoàn chen lẫn cùng Sơn Nam hay Chu Lai. Sách tư liệu hình ảnh về Sài Gòn xưa và nay nằm cạnh sách nghiên cứu kinh tế, du lịch, tạp chí nước ngoài hay tiểu thuyết Kim Dung đều được tìm thấy. Bước vào quán, gọi cho mình 1 Frapuchino đậm rồi đắm mình vào trang sách khi ngoài trời mưa rả rích, bạn sẽ thấy cuộc sống nhẹ nhàng đi một chút.

Cà phê rock

Sài Gòn là nơi tập trung đủ tất cả mọi thứ, từ thượng vàng đến hạ cám, từ nhạc vàng, nhạc sến, nhạc đỏ, nhạc trẻ, pop, country, jazz… và đương nhiên không thể thiếu rock. Chính vì lẽ đó mà những quán cà phê nhạc rock dù không đạt lợi nhuận cao nhưng vẫn tồn tại như một “thánh đường” hội tụ những người yêu nhạc rock. RFC, Trúc Mai, Dạ Nguyệt, Tùng, HardRock, X là những quán cà phê rock nổi bật hiện nay. Mỗi quán đều có cái hay, cái riêng biệt và đương nhiên cũng sẽ có những giới hạn riêng nhưng chung quy tất cả đều bắt nguồn từ niềm đam mê rock.

Tùng – kênh Nhiêu Lộc, quận 3, tp HCM.


Giữa cái lạnh của cơn mưa tháng mười một tuôn xối xả ngoài đường thì bốn bức tường gạch mộc với ánh sáng tỏa ra từ những ngọn đèn gốm trên tường của cà phê Tùng sẽ là một không gian ấm áp cho một buổi tối hòa mình với rock. Quán có những góc cạnh riêng tư để bạn có thể bó gối trên ghế để âm thanh bao trùm lấy mình mặc cho mưa gió ngoài kia đang gào thét. Góc ngồi nào cũng được chăm chút để nhạc có thể đến với người nghe một cách tốt nhất, đây là quán cà phê rock được đầu tư chu đáo có thể nói là nhất nhì Sài Gòn. Và cũng như bao quán khác, Tùng cũng có “giờ” mở nhạc, đầu tiên sẽ là những bản ballad nhẹ nhàng lãng mạn, sau đó sẽ là metal và “nặng” dần lên theo mức độ của đêm và giác quan của bạn sẽ dần dần thu hẹp lại chỉ còn lại thính giác phát huy hết mức để “thấm” nhuần tiếng guitar, tiếng trống và vocal. Tay chỉnh nhạc sẽ chọn những bài “hắn” thích hoặc “hắn” nghĩ rằng “người ta” thích trong hàng trăm CD nhạc trên kệ để mở, để cùng gật, cùng lắc, cùng ngả nghiêng người theo những đoạn cao trào của âm nhạc với bạn.

Cà phê Trịnh

Giữa những bộn bề của cuộc sống, đôi lúc người ta cũng cần phải dừng lại, lắng lòng, cân bằng suy nghĩ bản thân để rồi lại tiếp tục tiến bước trên đường đời tấp nập. Những lúc như thế, một ly cà phê thơm nồng, một khúc nhạc Trịnh mênh mang và một không gian êm ả là nơi thật sự lý tưởng để chiêm nghiệm lại những gì đã trải qua và những gì cần phải thực hiện trong tương lai sắp đến. Sài Gòn là nơi ồn ã của phố thị hào hoa với nếp sống tất bật, hối hả nhưng Sài Gòn cũng không thiếu nơi để một người mệt nhoài với công việc, với những lo toan đời thường ngả lưng tự thưởng lấy những giờ phút cho riêng mình. Vô Thường, Về Cội, Thềm Xưa, Du Miên,… là những quán cà phê với cây xanh, thác nước, với những giọt cà phê chầm chậm nhỏ và với những “Một cõi đi về”, “Như cánh vạc bay”, “Diễm xưa” … của Trịnh sẽ là nơi bạn có thể tạm gác bỏ mọi phiền muộn để mở lòng ra với đời, với người, để thấy cuộc đời vẫn còn nhiều điều để yêu và để nhớ.

Ký Ức – 14 Nguyễn Chí Thanh, quận 10, tp HCM.


Đó là một nơi rất yên tĩnh, thoáng mát, vòm cổng làng bằng gạch nung uốn cong sẽ đưa bạn rời khỏi những đua chen của cuộc sống. Đường vào quán là con đường làng quê Việt Nam thu nhỏ với một hàng tre xanh mát, đi qua một chiếc cầu bắc ngang dòng suối trong veo. Bên trong quán là một không gian đầm ấm với những ngọn đèn vàng tỏa ánh sáng dìu dịu. Khúc nhạc Trịnh quen thuộc được thể hiện qua giọng hát Khánh Ly, Quang Dũng, … sẽ khiến bạn cảm thấy tách cà phê sao mà ngọt ngào và nồng đượm đến thế. Hoặc nếu đến với Ký Ức vào những đêm thứ 3,5,7, bạn sẽ có dịp thả hồn mình với những tình khúc vang bóng một thời. Một góc tĩnh lặng, êm đềm giữa lòng phố thị - ngày mai sẽ là một ngày mới!

Cà phê Sành Điệu

Khi nhắc đến cà phê SG người ta nghĩ ngay đến những quán cà phê to lớn, sang trọng, hoành tráng vì chủ nhân của chúng đã chi hàng tỷ đồng để xây dựng và trang trí. Đừng nghĩ là họ chơi ngông bởi có cầu mới có cung và chắc chắn việc kinh doanh có lời nên chi nhánh sau nối chi nhánh trước ra đời. Như sau Chợt Nhớ thì có Chợt Nhớ 2, sau Windows Hồ Con Rùa thì có Window’s Garden rồi Window’s Grand. Những quán này không ngày nào là vắng khách và khách hàng chủ yếu là những người trẻ với quần áo moden, điện thoại di động đời mới nhất cùng những chiếc xe máy trị giá bằng cả gia tài đối với những người có thu nhập trung bình. Lúc này cà phê ngon, nhạc hay, khung cảnh ấm cúng… không còn là tiêu chí lựa chọn bởi theo nhận thức một số người chỉ bước chân vào những quán cà phê như thế mới chứng tỏ được đẳng cấp và mới là sành điệu

MGM - 172C Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, tp HCM.


Với sức chứa lên tới 1.000 người, MGM từng được coi là một trong những quán cà phê hoành tráng nhất của Sài Gòn. Cái tên MGM là viết tắt của Maximum Greatest Music. Chủ quán bỏ công đầu tư rất nhiều cho quán như những cây thốt nốt được đem về từ Campuchia, như chiếc đèn chùm có giá hơn 200 triệu đồng, như những chiếc ghế với kiểu dáng thật độc đáo và ấn tượng. Sau vụ lôi thôi vì chứa rượu lậu thì nay MGM ko còn vẻ tấp nập như xưa nhưng vẫn còn đó hào nhoáng một thời.

Cà phê Nghệ Thuật

Saigon có hàng trăm quán café, mỗi quán là một không gian và mỗi không gian là một thế giới của những giấc mơ. Đôi khi rất dễ để có thể biết đâu là một quán café sang trọng nhưng thiếu tinh tế hay là một quán café tầm tầm nhưng cố khoác lên mình một vỏ bọc bằng những cái tên mĩ miều. Khẩu vị thụ hưởng của người tiêu dùng ngày càng cao, uống café không đơn giản chỉ là tụ tập hay thả hồn theo những suy nghĩ riêng. Người ta đến quán café vì nhiều tiêu chí hơn. Café Arch ra đời nhằm thoả mãn những cái nhìn khắc nghiệt và tinh tế hơn của người tiêu dùng.

Café Arch thường là sự kết hợp giữa một quán café sang trọng và một loại hình nghệ thuật. Có thể đó là tranh, có thể bản thân quán đã là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc. Thoả mãn cái nhìn, cái cảm, cái phán xét đôi khi khắc nghiệt, café arch là một thử thách mà người chủ quán muốn đương đầu trong những khó khăn của nghìn năm bia miệng.

Pergola - 28A Trần Cao Vân, quận Phú Nhuận, tp HCM


Arch Tran vốn là một biệt thự nằm lẩn khuất giữa Saigon và được biết đến là một café arch sang trọng Pergola. Đó là một sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và lãng mạn nhờ vào các mảng sáng tối đuợc phân bổ một cách có chủ ý. Từ cửa sổ có chiếc bàn gỗ chỏng chơ cho đến chiếc ghế dài dưới ngọn đèn tù mù màu đỏ, ta đều thấy được hình như đâu đó những lời thì thầm của các cặp tình nhân âu yếm. Không lẫn vào đâu được lại là hương của những ổ bánh mì thơm lừng được xếp bên cạnh một giá rượu đầy hơi hướm cũ kĩ.
Từng góc của quán là một phong cách khác nhau nhưng không thể tách rời nhau. Đó là một khối tổng thể tham lam nhưng lại rất nhẹ nhàng và đậm chất quí tộc. Sự sành điệu không thể hiện bằng một góc nhìn, nó phải thể hiện được bằng cái không khí mà quán tạo nên được. Đến với quán cùng nhóm bạn hay là với người kia thì ta đều cảm thấy một chút nhẹ nhàng dễ vỡ. Café Arch không hầm hố, không ồn ào, không được quá nhiều người biết đến nhưng vẫn tồn tại như một đẳng cấp để thể hiện và hưởng thụ.

Cà phê “take-away”

Nhịp sống Sài Gòn tất bật, vội vã cuốn con người ta theo nó. Nhanh, gọn, lẹ đôi khi là những tiêu chí hàng đầu và những tiêu chí này cũng được áp dụng cả vào phong cách ăn uống. Không hẳn lúc nào người Sài Gòn cũng có thời gian ngồi quán nhâm nhi cà phê, những lúc như thế ai đơn giản sẽ chọn loại cà phê hòa tan, ai kén chọn cà phê phải có vị cà phê thì chọn giải pháp “take-away” – mua rồi đi ngay. Phong cách “take-away” dĩ nhiên bắt nguồn từ nước ngoài, nơi nhịp sống công nghiệp khiến con người ta lúc nào cũng vội vã. Nhắc đến cà phê “take-away” có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến những quán có tên “Tây” và mang phong cách “Tây”. Tuy nhiên, hãy thử ghé bất kỳ quán cóc lề đường nào và bảo là mua mang đi là chủ quán sẽ cho cà phê của bạn vào cái ly nhựa có nắp đậy kèm ống hút, đấy chẳng là “take-away” sao.

Passio – Cà phê không mua chỗ ngồi - Nguyễn Thị Minh Khai


Sáu thành viên sáng lập, tuổi tác có phần chênh lệch. Người trẻ nhất mới quá 20, người lớn nhất xấp xỉ 40. Lệch tuổi, khác ngành nghề, nhưng họ cùng chung mong ước là cung cấp cho thị trường một loại cà phê tươi đúng nghĩa với một phong cách phục vụ khác biệt hoàn toàn. Đánh vào phân khúc trung và cao cấp, với đối tượng khách hàng mục tiêu là khách nước ngoài và giới văn phòng, công sở không có nhiều thời gian thưởng thức một ly cà phê pha phin truyền thống. Decord và design của quán đơn giản nhưng thể hiện nét trẻ trung, nổi bật, cá tính và khác biệt qua màu sắc chủ đạo là màu xanh lá cây (Passio – đam mê). Danh mục sản phẩm cung cấp: cà phê pha phin truyền thống, cafe cappuccino, bánh mì, trà kem, mức giá trung bình: 8.000 – 25.000.

Hệ thống cà phê nước ngoài

Đất nước đang trên đà hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội phát triển kinh doanh sang thị trường nước ngoài, hàng xuất khẩu tăng cả về số lượng lẫn chủng loại thì ngược lại lượng nhập khẩu cũng không kém. Thương hiệu và phong cách cà phê cũng có thể coi là một món hàng và loại hàng hóa này ngày càng nhiều hơn ở Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng. Highland tiên phong với quán lề đường đầu tiên ở tòa nhà Metropolitan 235 Đồng Khởi thì nay sau khoảng 4 năm đã nắm trong tay hơn chục chi nhánh ở những vị trí đắc địa. Phong cách không quá sang trọng nhưng cũng chẳng phải bình dân, lịch sự nhưng ấn tượng. Sau Highland thì một loạt các thương hiệu nổi tiếng khác nối gót như illy, Gloria Jeans và nghe đâu sắp tới sẽ là Starbuck.

Gloria Jeans Coffee


Cũng là loại thức uống quen thuộc như Cappuchino hay Frapuchino với cream on top and caramel. Cũng là phong cách tự phục vụ, nhưng ở Gloria Jeans, những nét riêng luôn làm con người ta cảm thấy ngạc nhiên. Những gam màu vàng nhẹ nhàng, ấm cúng như một ngọn nến sáng trong đêm mưa. Những chiếc ghế bành được bố trí trong quán kết hợp với mảng màu nóng đặc trưng tạo cảm giác dễ chịu đến lạ thường.
Gloria Jeans ở Saigon đang cố đưa mình vào thành phố này như một điểm dừng chân nhỏ. Nếu Gloria Jeans ở Đồng Khởi giữ nguyên vẻ tao nhã ấm cúng thì ở Pasteur lại là một thứ mùi vị sành điệu với những chiếc xe hơi bóng lộn đắt tiền. Với Gloria Jeans không đơn giản là một cà phê mà cũng không quá phức tạp để có thể hiểu rằng chậm lại một chút cuộc sống ơi!!!

Cà phê “đen”

Phong cách café Sài Gòn muôn màu, muôn vẻ: café sách, café Trịnh, café rock, café lề đường … mỗi phong cách, mỗi quán café là một sự đầu tư tâm huyết. Khi đặt chân vào quán bạn tìm được sự thoải mái, thư giản với những niềm vui nho nhỏ: 1 cuốn sách hay, 1 giai điệu trữ tình, những mẫu chuyện vui của bạn bè, hay tìm được 1 chút lặng trong tâm hồn … Nhưng, phía sau những ánh đèn rực rỡ là mảng tối chập chờn : café đen Thanh Đa. Bất chấp sự phản ứng gay gắt của dư luận và sự kiểm tra của chính quyền, cà phê cafe “đen” - café tình nhân Thanh Đa vẫn là 1 góc tối của café Sài Gòn hoa lệ. Không đủ “dũng cảm” đi thực tế, tôi chỉ có thể “mượn” 1 đoạn trên báo
SGGP để giới thiệu đến các bạn “góc tối” Thanh Đa

Cà phê du ký


“Cô nhân viên quán Kitty rọi đèn pin xuống đất và dẫn chúng tôi đi sâu vào trong quán, rồi mở một cái cửa và… đi ngược lên trên, vào khu vực cà phê máy lạnh. Qua ánh đèn pin của cô gái dẫn đường, chúng tôi nhìn thấy những ô vuông dọc lối đi đã được giăng vải che kín mít. Chủ quán đã hết sức “tôn trọng sự riêng tư” của những người đến uống cà phê, nên không những phòng không đèn, luôn đóng kín cửa mà hai chiếc ghế dựa nào cũng được quây vải che ba mặt, chỉ trừ một mặt là… tường! Đặt 2 lon nước yến lên chiếc bàn chỉ lớn hơn bàn tay tại góc “chuồng”, lấy 40.000 đồng, cô nhân viên nhanh tay phủ mùng. Đã được kể nhưng chúng tôi vẫn hơi bất ngờ. Ngồi trong mùng, chúng tôi cảm nhận các tấm vải mùng phía trước, phía sau
đều đang… lay động. Lẫn trong tiếng nhạc của quán là những tiếng động không lành mạnh...” (Theo SGGP)

Cà phê Lặng - kết thúc loạt bài

Và để kết lại bài viết này, xin giới thiệu một nốt lặng của Sài Gòn. Dẫu không phải là một phong cách cà phê nhưng nó như một điểm son của thành phố, đến để biết được quanh ta vẫn còn có những tấm lòng

Cà phê Lặng - với những nhân viên phục vụ có đôi tay biết múa và đôi mắt biết nói, bù lại một phần mất mát. Đúng như tên của nó, quán nằm lặng lẽ khiêm nhường trên một con phố ồn ào tấp nập. Nếu vội vã lướt qua chắc chẳng ai để ý tới. Từng chiếc bàn, ghế tre đơn giản được trang trí bằng bảng hướng dẫn ngôn ngữ bằng tay, nhưng viên bi tròn xinh xắn nằm gọn trong cốc thuỷ tinh và những cánh hạc xanh cắm trên cọc giấy, những mảnh giấy con con cũng màu xanh đang chờ các vị khách nhắn gửi thông điệp. Dọc tường là những bức tranh dạng poster mang hồn dân tộc Việt.
Đã có nhiều chương trình từ thiện khởi đầu từ Lặng như "Giáng sinh hạnh phúc", "Ấm áp mùa xuân" của hội Những người Bạn gửi đến những mảnh đời bất hạnh một chút san sẻ, một chút ấm áp. Sài gòn hoa lệ, Sài Gòn tất bật, vội vã, nhưng ẩn sâu trong lòng Sài Gòn vẫn còn đó những đốm lửa của niềm tin và tình yêu con người.

Đỗ Yên Chi

10 điều thú vị về cà phê

1. Có thể giết chết bạn

Nhưng bạn cần phải uống liên tục 80 đến 100 cốc cà phê. Tất nhiên các chuyên gia không khuyên bạn điều đó.

2. Tốt cho tim

Một nghiên cứu tìm thấy người Mỹ lấy hầu hết các chất chống oxy hóa từ những cốc cà phê hằng ngày. 1-2 cốc mỗi ngày sẽ có lợi cho bạn. Nếu không thích đồ uống này, bạn có thể uống trà đen.

3. Thúc đẩy ham muốn tình dục cho phái nữ

Nghiên cứu trên chuột đã chứng tỏ điều đó. Nhưng ở con người, các chuyên gia cho biết cà phê chỉ có tác dụng tình dục đối với những người không uống thường xuyên.

4. Giúp giảm đau

Một lượng cà phê vừa phải - tương đương 2 cốc - sẽ giảm những cơn đau cơ sau khi tập thể dục. Nhưng nó cũng chỉ có tác dụng trên những người không uống đều đặn.

5. Khiến bạn thức đêm

Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng bạn không nên uống trong vòng 6 tiếng trước khi đi ngủ.

6. Cà phê lọc caffein vẫn có caffein

Nếu bạn uống tới 5-10 cốc cà phê đã lọc caffein, thì bạn vẫn thu được lượng chất này như uống 2 cốc bình thường.

7. Việc lọc caffein phải sử dụng hóa chất

Hạt cà phê được hấp lên để chất caffeine phân hủy nổi lên bề mặt. Tại đó nó sẽ được loại bỏ bằng một chất hòa tan gọi là methylene chloride.

8. Caffein không phải thủ phạm gây đắng

Caffein không phải là chất gây đắng chủ yếu trong cà phê, thủ phạm chính là những chất chống oxy hóa.

9. Cà phê ngon phụ thuộc vào việc rang, sấy

Để có hương vị thơm ngon, tất cả phụ thuộc vào khâu rang và sấy. Trong khi rang, dầu có trong các hạt cà phê bắt đầu nổi lên ở nhiệt độ 200 độ C. Càng nhiều dầu, hương vị càng rõ nét. Cà phê thông thường sẽ đậm đặc hơn espresso hay cappuccino.

10. Do loài dê phát hiện ra

Một nghìn năm trước trên một ngọn núi ở châu Phú, một đàn dê đã khiến người chủ của chúng thức suốt đêm sau khi ăn những quả cà phê màu đỏ. Người chăn dê đã mang thứ quả đó tới một số nhà sư. Từ đó, các nhà sư đã biến thứ quả này thành món đồ uống giúp họ có thể tỉnh táo trong những buổi cầu nguyện lâu dài.

Sài Gòn 10 điều không thú vị

Sáng nay đọc báo SGTT thấy bài Sài Gòn 100 điều thú vị ( Sở VHTT&Du Lịch công bố danh sách TP.HCM-100 Điều thú vị nói về vùng đất, con người, sinh hoạt, kinh doanh, ẩm thực...), Người Ven Đô tôi thấy nửa mừng nửa lo. Bà Phó CT thành phố nói cần phải tuyên truyền, quảng bá rộng rãi cho du khách trong và ngoài nước biết. Là người dân Sài Gòn, tôi thật tự hào, nhưng quý vị nên nhớ ở Sài Gòn còn có 10 điều không thú vị chút nào. Một trăm hay một ngàn điều thú vị mà chỉ có một điều không thú vị, như tô phở hấp dẫn mà có con sâu là hết ngon rồi. Tôi đưa ra đây để hướng dẫn viên du lịch biết trước mà dẫn du khách tránh đi mấy điểm này, nó đang có ở Sài Gòn đó. Theo Người Ven Đô, muốn đảm bảo tốt và khoe 100 điều thú vị trên thì các quan chức thành phố nên cố gắng khắc phục và dẹp bớt 10 điều không thú vị , không đẹp mắt đang diễn ra tại Sài Gòn này. Những điều này đã và đang hàng ngày đập vô con mắt của du khách thật khó coi.

Điều 1: Kẹt xe triền miên



Điều 2 : Kênh rạch ô nhiểm


Điều 3 : Lô cốt choán đường


Điều 4 : Ngập nước mênh mông


Điều 5 : Dây điện, điện thoại như mạng nhện.


Điều 6 : Xả rác vô tư.



Điều 7 : Nhà như ổ chuột


Điều 8 : Ăn nhậu tràn lan, lấn chiếm vĩa hè


Điều 9 : Ăn xin tràn ngập, bắt trẻ đi xin.




Điều 10 : Bài bạc công khai




Hoàng Hải Thuỷ(10)

Năm Năm Cứ Đến …

Ảnh bức thư Phó Thủ Tướng Sirik Matak gửi Đại Sứ Hoa Kỳ ngày 16 tháng 4, 1975

Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái
Ta thắp hương lòng để nhớ thương..

Bánh xe tị nạn khấp khểnh đưa tôi đến Kỳ Hoa năm 1995. Từ ấy đến nay, 14 năm, tôi đã viết khoảng 10 bài Viết ở Rừng Phong về Ngày 30 Tháng Tư 1975. Tất cả những bài này đều viết về Cảnh và Người Sài Gòn trong Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, và trong những Ngày 30 Tháng Tư những năm sau đó. Năm nay — Tháng Tư 2010 — tôi viết về Tháng Tư 1975 ở nước Cambodge.

Hoàng thân Sirk Matak và phu nhân, bà hoàng Manivan. Ảnh năm 1955.

Từ những ngày đầu Tháng Ba 1975, khi thành phố Ban Mê Thuột bị quân Bắc Cộng đánh chiếm, vị sĩ quan chỉ huy ở đây là Đại Tá Vũ Quang — tên giang hồ là Quang Dù — bị quân địch bắt sống, tôi — CTHĐ — sống những ngày cuối cùng của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa tang gia bối rối trong toà nhà Sở Thông Tin Hoa Kỳ — USIS: United States Information Service — Số 8 đường Lê Quí Đôn, Sài Gòn. Tôi mờ mịt cả người. Đến tình hình nước tôi, tôi còn không biết rõ, tôi gần như không biết chút gì về tình hình Tháng Tư 1975 ở PhnomPenh — Nam Vang, Thủ đô nước bạn Cao Miên.

Năm xưa ấy, tôi chỉ biết bọn Khờme Đỏ vào Nam Vang khoảng giữa Tháng Tư 1975, trước khi bọn Bắc Cộng vào Sài Gòn khoảng 15 ngày. Năm nay — Tháng Tư 2010 — ở Kỳ Hoa, tôi tìm được trên Web một số tài liệu về môt số người Miên trong Hoàng gia Miên, trong chính phủ Miên, trong Tháng Tư 1975, không chịu bỏ nước chạy theo người Mỹ, dù họ được người Mỹ mời đi sang Mỹ, họ ở lại trong nước họ để chết với Đất nước và Dân tộc của họ.

Nhân vật nổi tiếng nhất trong số người Miên ở lại để chết năm xưa ấy là Phó Thủ Tướng Sirik Matak.

Đây là bản tài liệu về những giờ sống cuối cùng của Phó Thủ Tướng Sirik Matak ở Nam Vang.

Bản văn chữ Pháp:

Le fait historique: les derniers instants du Prince Sirik Matak

La déchirure offre un témoignage tragique sur les derniers instants de la famille royale Cambodgienne alors réfugiée à l’Ambassade de France suite à la prise de Phnom-Penh par les Khmers Rouges. Celle-ci sera livrée aux hommes de Pol Pot qui assiégeaient alors le bâtiment. Restituons le contexte de cette scène en revenant sur les derniers jours du Prince Sirik Matak, qui faisait parti des dernières personnalités du Gouvernement Républicain à ne pas avoir fuit le Cambodge.

Le 12 Avril 1975, John Gunther Dean, Ambassadeur Américain au Cambodge offrit l’asile politique aux plus hauts dignitaires de la République Khmère, mais la plupart refusèrent. La réponse que fit à cette occasion Sirik Matak est restée célèbre:

Letter to US Ambassador to Cambodia John Gunther Dean:

“Dear Excellency and Friend,

I thank you very sincerely for your letter and your offer to transport me towards freedom. I cannot, alas, leave in such a cowardly fashion. As for you, and in particular for your great country, I never believed for a moment that you would have this sentiment of abandoning a people, which has chosen liberty. You have refused us your protection, and we can do nothing about it. You leave, and my wish is that you and your country will find happiness under this sky. But, mark it well, that if I shall die here on the spot and in my country that I love, it is too bad, because we are all born and must die one day. I have committed this mistake of believing in you, the Americans.

Please accept, Excellency, my dear friend, my faithful and friendly sentiments.

Prince Sirik Matak”

Le 17 Avril 1975, Phnom Penh est prise. Le matin même, dans la panique générale, le Prince Sirik Matak, Ancien prétendant au trône, la Princesse Manivane, ainsi que d’autres personnalités n’ayant pas choisi l’exil, se sont présentés à l’Ambassade de France pour y trouver refuge

Le 18 Avril 1975 vers 18 heures, un officier Khmer Rouge s’est manifesté à l’entrée. Il a exigé brutalement la remise des dignitaires Cambodgiens avant 8 heures le lendemain.

Le 19 avril 1975 à 8 heures, les personnalités Cambodgiennes sont livrées aux Khmers Rouges, l’Ambassade de France ne pouvant s’opposer à leur capture.

Le 21 Avril 1975 le Prince Sirik Matak est exécuté par les Khmers Rouges.

Bản dịch :

Sự kiện lịch sử: Những giờ phút cuối cùng của Hoàng Thân Sirik Matak.

Cuộc sụp đổ cho thấy một tình cảnh bi thảm về những giờ phút cuối cùng của Hoàng gia Cao Miên khi những người trong Hoàng gia vào tị nạn trong Tòa Đại Sứ Pháp sau khi bọn Khờ Me Đỏ chiếm Nam Vang. Những người trong Hoàng gia đều bị giao nạp cho bọn Khờ Me Đỏ khi bọn này đến bao vây Toà Đại Sứ.

Ta dựng lại cảnh đó bằng cách kể lại những ngày cuối cùng của Hoàng Thân Sirik Matak, một nhân vật trong số những viên chức chính phủ Cộng Hoà Cao Miên không chịu chạy trốn khỏi Cao Miên.

Ngày 12 Tháng Tư 1975, ông John Gunther Dean, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Cao Miên, đề nghị giúp phương tiện lánh nạn cho những viên chức cao cấp nhất trong Chính phủ Cộng Hoà Cao Miên, nhưng đa số các vị này từ chối.

Thư Trả Lời ông Đại Sứ Hoa Kỳ của Hoàng Thân Sirik Matak về việc này là một văn kiện lịch sử :

“Kính gửi Ngài và Bạn,

Tôi chân thành cám ơn Ngài về lá thư của Ngài, và việc Ngài mời tôi để Ngài đưa tôi đến với Tự do. Tôi không thể bỏ đi một cách hèn nhát như thế. Về Ngài, và riêng về đất nước vĩ đại của Ngài, không bao giờ tôi tin rằng Ngài lại có ý bỏ rơi một dân tộc đã chọn Tự Do. Ngài đã từ chối cho chúng tôi sự bảo vệ của Ngài, chúng tôi không thể làm gì được về chuyện đó. Ngài ra đi, tôi mong Ngài và đất nước của Ngài sẽ có hạnh phúc dưới bầu trời này. Nhưng, xin ghi nhớ, nếu tôi phải chết ở đây, chết trên đất nước tôi yêu, thì đó là việc quá xấu, vì tất cả chúng ta đều sinh ra và phải chết. Tôi đã phạm cái lỗi tin tưởng ở các Ngài, những người Mỹ.

Trân trọng.

Sirik Matak.”

Ngày 17 Tháng Tư 1975, Nam Vang bị chiếm. Sáng hôm ấy, trong cảnh hoảng loạn chung, Hoàng Thân Sirik Matak, vị hoàng thân có thể lên ngôi Vua, cùng phu nhân của ông là bà Hoàng Manivane, và nhiều viên chức chính phủ không chịu bỏ nước đi lưu vong, đến Tòa Đại Sứ Pháp để lánh nạn.

Ngày 18 Tháng Tư 1975, lúc 16 giờ, một sĩ quan Khờ Me Đỏ đến cửa Toà Đại Sứ Pháp. Sĩ quan này hung dữ đòi Toà Đại Sứ phải giao nạp những viên chức Cao Miên ẩn trong đó cho Khờ Me Đỏ vào lúc trước 8 giờ ngày hôm sau.

Ngày 19 Tháng Tư 1975, lúc 8 giờ, những nhân vật Cao Miên bị giao nạp cho Khờ Me Đỏ. Tòa Đại Sứ Pháp không thể chống lại việc những nhân vật này bị bắt.

Ngày 21 Tháng Tư 1975, Hoàng Thân Sirik Matak bị bọn Khờ Me Đỏ xử tử.

- – - – - – - – - – - – - – - -

Trước ngày quân Pol Pot vào Nam Vang — Ngày 17 Tháng 4 năm 1975 — Thủ Tướng Lon Nol bỏ chạy ra nước ngoài. Phó Thủ Tướng Sirik Matak ở lại. Ngày 21 Tháng Tư 1975 ông bị quân Pol Pot bắn chết cùng với ông Long Boret, và ông Lon Non, em trai của Lon Nol.

- – - – - – - – - – - – - – - -

Đây là bài báo đăng trong Tạp Chí L’Express của Pháp về Thảm Kịch Sirik Matak.

Đó là câu chuyện đau lòng từng được Đạo diễn Điện ảnh người Anh Roland Joffé dựng thành một phần của bộ phim “Cánh Đồng Chết.” Phim đoạt 3 Giải Tượng Vàng Oscar năm 1984; chuyện bi thảm từng được Nhà Nhân chủng học người Pháp Francois Bizot viết thành sách với tựa đề “Cánh Cổng Lớn.” Sách phát hành năm 2000 bởi Nhà Xuất bản La Table Ronde.

Đến năm 2009, sự việc Hoàng Thân Sirik Matak, và nhiều viên chức chính phủ Cambodge, bị Toà Đại Sứ Pháp ở Nam Vang giao nạp cho Khờ Me Đỏ đã khiến bộ máy luật pháp nước Pháp phải thụ lý và mở cuộc điều tra để có thể đưa ra phán quyết cuối cùng rằng:

Trong những điều kiện và hoàn cảnh nào mà Đại Sứ quán Pháp tại thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia đã giải giao 100 quan chức cao cấp của Hoàng gia và của Chính phủ Lon Nol đang lánh nạn tại đây cho Khmer Đỏ vào ngày 19/4/1975, để sau đó tất cả những người này đều bị giết hại.”

Đầu tháng 4/2008, một tòa án ở thủ đô Paris nhận được hồ sơ kiện Bộ Ngoại giao và Chính phủ Pháp của một phụ nữ lớn tuổi người Pháp gốc Campuchia tên là Billon Ung Boun Hor, bà này kiện về việc Sứ quán Pháp tại thủ đô Phnôm Pênh đã giải giao chồng bà là Hoàng thân Ung Boun Hor, Chủ tịch Quốc hội Campuchia dưới chế độ Lon Nol, cho Khmer Đỏ vào ngày 19/4/1975.

Cùng bị giải giao cho Khmer Đỏ còn có nhiều nhân vật Hoàng gia, và viên chức chính phủ cùng những người thân của họ, đông đến cả trăm người. Những người Miên này đang lánh nạn bên trong Sứ quán Pháp. Vụ kiện đặc biệt này thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế nhất là khi tại Campuchia đang diễn ra phiên tòa quốc tế xét xử Tội ác Diệt chủng của bọn Khmer Đỏ.

Tạp chí L’Express của Pháp sau hơn một năm điều tra đã cho công bố toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc Sứ quán Pháp tại thủ đô Phnôm Pênh đã giải giao cả trăm nhân vật Hoàng gia, quan chức chính phủ của chế độ Lon Nol cho Khmer Đỏ vào ngày 19/4/1975. Hồ sơ đưa ra câu hỏi: “Ai là những người phải chịu trách nhiệm chính về thảm kịch này?”

Phải chăng Sứ quán Pháp đã “bán” 100 người Campuchia lánh nạn tại đây cho Khmer Đỏ để đổi lấy sự bảo đảm được an toàn hay những người Campuchia này tự nộp mình cho Khmer Đỏ? Câu hỏi này luôn thôi thúc bà Billon Ung Boun Hor suốt thời gian dài bà định cư tại Pháp và chỉ trở thành đề tài của vụ kiện diễn ra vào tháng 4/2008.

Theo điều tra của Tòa án Quận Créteil, nơi thụ lý vụ kiện, sau khi đã thẩm vấn 6 cựu quan chức Khmer Đỏ hiện đang sinh sống tại Pháp cùng 14 người làm chứng khác bao gồm ông Cựu Phó Lãnh sự Pháp Dyrac, các nhân viên, hiến binh bảo vệ Sứ quán Pháp tại Phnôm Pênh năm 1975… thì thảm kịch xảy ra ở thủ đô Phnôm Pênh cách đây 34 năm chính là do Bộ Ngoại Giao, Phủ Thủ Tướng và Phủ Tổng Thống Pháp ở Thủ đô Paris chỉ đạo và quyết định.

Theo lời khai của Phó Lãnh sự Dyrac, trước áp lực của Khmer Đỏ đòi phải giao nộp tất cả những người Campuchia đang lánh nạn bên trong Sứ quán Pháp, ông đã liên tục đánh điện xin ý kiến của Bộ Ngoại Giao Pháp lúc đó do ông Jean Sauvagnargues làm Bộ trưởng.

Những quan chức của Bộ Ngoại Giao Pháp có liên quan đến thảm kịch này gồm có ông Francois de Laboulaye, Giám đốc Chính trị; ông Henri Bolle, Vụ phó Châu Á Sự Vụ. Những quan chức này sau khi nhận được điện xin ý kiến đã đùn đẩy việc quyết định cho Văn phòng Chính phủ bằng việc xin ý kiến của ông Claude Martin, người được Thủ Tướng Pháp lúc đó là Jacques Chirac giao phụ trách các vấn đề về Campuchia.

Trong khi Paris còn đang do dự chưa có quyết định gì thì theo lời khai của Dyrac, quân Khmer Đỏ gửi tối hậu thư cho Sứ quán yêu cầu chậm nhất là vào cuối ngày 19/4/1975 phải giao nộp tất cả những người Campuchia lánh nạn trong Sứ quán, nếu không quân Khmer Đỏ sẽ tấn công vào Sứ quán, đồng thời Khmer Đỏ nói rõ họ không chịu trách nhiệm về bất cứ chuyện gì có thể xảy ra.

Ngay khi được tối hậu thư, Phó Lãnh sự Dyrac đã gửi liên tiếp 5 điện văn cho Paris để xin lệnh giải quyết dứt khoát. Cuối cùng, đến ngày 19/4/1975, đích thân Ủy Viên Claude Martin gửi một bức điện yêu cầu Sứ quán phải giải giao 100 người Campuchia đang lánh nạn trong Sứ quán Pháp cho Khmer Đỏ. Bức điện này được Bộ Trưởng Ngoại giao Sauvagnargues, Thủ Tướng Chirac và Tổng Thống Valéry- Giscard d’Estaing ký tắt.

Trẻ em người Campuchia là con cái các quan chức hoàng gia và chính phủ đang lánh nạn tại Sứ quán Pháp cũng bị giao nộp cho Khmer Đỏ vào trưa ngày 19/4/1975.

Theo một báo cáo của Sứ quán Pháp gửi cho chính phủ Pháp ở Paris sau khi việc giải giao hoàn tất trong buổi trưa ngày 19/4/1975 thì “những người Campuchia lánh nạn đã được quân Khmer Đỏ đối xử tử tế, được đưa đến nơi quản thúc trên những chiếc xe tải và xe jeep.” Nhưng theo lời kể của Nhà Nhân chủng học Francois Bizot, ông này có mặt tại Sứ quán Pháp vào thời điểm đó, thì những người Campuchia lập tức bị đối xử như tội phạm khi vừa bước ra khỏi Sứ quán. Họ bị bịt mắt, bị trói tay, bị tống lên những chiếc xe tồi tàn, trong đó có cả xe chở rác rồi khởi hành đi vào Cõi Chết.

Tự chạy tội trước thảm kịch này, nhiều quan chức của Bộ Ngoại Giao, Phủ Thủ Tướng, Phủ Tổng Thống Pháp đổ lỗi cho hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. Nhưng theo bà Patrick Baudoin, Luật sư bảo vệ quyền lợi của bà Billon, vợ góa của Hoàng thân Ung Boun Hor, thì:

Không thể nào đổ lỗi cho hoàn cảnh lịch sử, thảm kịch xảy ra là do sự thiếu trách nhiệm của một số viên chức chính phủ Pháp tại Paris, kể cả những nhà lãnh đạo nước Pháp vào thời điểm đó.”

Bà Luật sư Baudoin còn viện dẫn việc Phó Lãnh sự Dyrac đã từ Phnom Pênh về lại Pháp sau đó với 300 giấy thông hành trắng mà nếu dùng đến ông có thể cứu được sinh mạng của nhiều người Campuchia đang lánh nạn trong Sứ quán Pháp bằng việc cấp ngay hộ chiếu Pháp cho những người này.

Năm 1940, một nhà ngoại giao người Nhật tên Chiune Sughihara đã cứu được mạng sống cho hơn 6.000 người Ba Lan gốc Do Thái khỏi thảm họa diệt chủng của Phát xít Đức khi ông cấp hộ chiếu cho những người này được đến Nhật rồi sau đó đến một quốc gia thứ ba, lúc đó ông đang là người đứng đầu Lãnh Sự quán Nhật tại quốc gia vùng Baltic Lithuanie.

Hiện Tòa án Quận Créteil đang hoàn tất cuộc điều tra, thẩm vấn cuối cùng để chậm nhất đưa vụ Hoàng Thân Sirik Matak bị thảm tử ra xét xử trước Tháng 11/2009.

- – - – - – - – - – - – - – - -

Tuyết Virginia trắng trời, trắng đất, trắng cây, người lưu vong già da vàng ngồi trong xe taxi đi thăm bà vợ đang nằm trong bệnh viện. Ông khách người da vàng trạc Tám Bó, ông lái taxi người da vàng — chắc cũng là dân lưu vong — trạc Sáu Bó. Hai người da vàng trao đổi vài câu bằng thứ tiếng Mỹ mà người Mỹ gọi là “broken English”:

- Người Á Đông?

- Vâng. Người Cam-bốt. Ông?

- Tôi người Việt Nam. Ông sang Mỹ năm nào?

- Năm 1980. Ông?

- Năm 1995. Tôi bị bọn Cộng nước tôi giam tù 10 năm. Trước 1975 ông ở đâu trong nước ông?

- Tôi ở Phnôm Pênh.

- Trước 1975 tôi là ký giả nhà báo. Tôi có đến Phnôm Pênh hai lần. Lần thứ nhất năm 1955, tôi theo ông Bộ Trưởng Bộ Xã Hội chính phủ nước tôi là ông Nguyễn Mạnh Bảo. Lần thứ hai tôi đến là năm 1960, tôi đi theo ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Năm ấy ông Ngô Đình Nhu đại diện Tổng Thống Ngô Đình Diệm sang hội đàm với Quốc Trưởng Sihanouk. Cuộc hòa đàm không thành. Sau đó hai nước Miên Việt đọan giao trong mấy năm. Nam Vang và Sài Gòn cùng do người Pháp làm lên nên có nhiều khu phố giống nhau, giống cả Hà Nội. Tôi có đến thăm Chùa Bạc, thấy pho tượng Phật bằng khối ngọc thạch ở trong chùa.

- Mất hết rồi, nhắc nhớ thêm buồn.

- Mới đây tôi mới biết chuyện Hoàng Thân Sirik Matak, Phó Thủ Tướng chính phủ nước ông, Tháng Tư 1975, không chịu bỏ nước chạy sang Mỹ, ở lại chết với nhân dân. Ông hơn tôi đấy.

- Hơn về cái gì?

- Ông có ông Phó Thủ Tướng không bỏ nước, bỏ dân, bỏ chạy để sống một mình.

- Ông không có à?

- Tôi có mấy ông Tướng tự sát…

- Thế cũng được rồi. Đừng đòi hỏi nhiều.

- – - – - – - – - – - – - – - -

Tiền xe trả nhau rồi, tuyết trắng,
Đi Xi mờ mờ cây và mây.
Xe người chìm mất trên đường vắng.
Tôi buồn trời đất đâu có hay.

Cảm khái cách gì.

Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái
Ta thắp hương lòng để nhớ thương.
Thôi thế Em về yên Xóm Cỏ,
Cây Đời đã cỗi gốc Yêu Đương.
Nhớ nhau vẩy bút làm mưa gió,
Cho đống xương tàn được nở hương.

Quan Ta, Quan Tây

Nhà văn Vũ Trọng Phụng năm ông 20 tuổi và tác phẩm "Vẽ Nhọ, Bôi Hề"

Những năm từ 1930 đến 1939, ở Hà Nội, Nhà Văn Vũ Trọng Phụng có thái độ khinh bỉ và gần như công khai chửi rủa giới quan lại A Nam trong tiểu thuyết Giông Tố, tác phẩm tôi nghĩ là nổi tiếng nhất và giá trị nhất của ông. Dưới ngòi bút của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, “bọn” tri phủ, tri huyện, tuần phủ, tổng đốc An Nam – hằm bà lằng síu oắt, tất cả – không có một anh nào ra hồn người, một lũ tệ lậu, ti tiện. Chuyện ly kỳ là cũng ông Nhà Văn A Nam Vũ Trọng Phụng chửi quan lại An Nam tận mạng ấy lại mô tả những anh Công Sứ Tây Bảo Hộ – những anh quan lại Phú Lang Sa ở Đông Dương – bằng những lời lẽ gần như ca tụng.

Trên những trang tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng những Công sứ Tây, y sĩ Tây trong Giông Tố, Vỡ Đê, Lục Sì đều có tư cách, học thức, lương tâm, thiện chí, lễ độ, đáng kính.

Đây là một đoạn viết về một viên Tri Huyện An Nam trong Giông Tố.

Tóm tắt: Gái Quê Thị Mịch bị Trọc Phú Nghị Hách hiếp dâm trên xe ô tô, đám hương lý làng Quỳnh Thôn, làng quê của Thị Mịch, muốn gia đình Thị Mịch lên huyện nộp đơn kiện Nghị Hách. Trong lúc họ bàn bạc xem họ có nên kiện không, và kiện thì có thể sẽ thắng hay sẽ không ăn thua gì, có người nói về “tư cách và thành tích” ông Tri Huyện của huyện họ. Mời quí vị đọc:

GIÔNG TỐ. Trích:

Lúc ấy có một ông ra vẻ thạo đời, từ chỗ ngồi nghển cổ nói lên:

− Dám chắc thể nào cũng xử hòa là cùng.

Tức thì cái bè đảng ông Chánh Hội nhao nhao lên hỏi vặn cái người táo tợn ấy. Trước những câu hỏi vặn, người kia điềm nhiên cãi:

− Thì các cụ phải cho tôi nói mới được chứ! Ai cũng hỏi, cũng bắt trả lời một lúc thì tôi còn biết trả lời ai và không trả lời ai? Tôi cho rằng vụ kiện này chỉ đến hòa là cùng, là vì tôi đã được biết ông Huyện, từ khi tôi còn bán kẹo ở huyện Lô. Một phần vì lẽ cái làng này vừa rồi bị cái họa truyền đơn cờ đỏ nên lý dịch của làng đã là có lỗi to với Nhà Nước. Hai nữa là vì quan đến nhậm huyện Lô mới có sáu tháng mà trong huyện có đến tám, chín nhà giàu bị cướp vu cho là tòng đảng, rồi thì quan tậu ngay xe ô tô. Úi chà, quan ăn của cả con mẹ mò cua một con cá quả ấy. Một mớ rau diếp quan cũng không từ. Một hôm có một con mẹ nhà quê vào huyện nộp một cái phạt vi cảnh, lúc cởi ruột tượng đã để rơi xuống đất mất một hào… Thế mà nó lúi húi cúi xuống tìm thì quan quát mắng nó, sai lính đuổi cổ nó ra. Đến khi con mẹ ấy bị đuổi ra được mươi phút rồi, quan Huyện mới cúi xuống nhặt đồng hào ở dưới đế giầy của ngài, thì ra lúc đồng hào rơi thì lăn ngay gần chân quan nên quan dận ngay giầy lên che đi cho con mẹ ấy không trông thấy.*

Cả làng đương hãi hùng kinh ngạc lắng tai nghe cái chuyện không thể tưởng tượng được ấy thì bỗng có người thốt ra một câu: “Đ. mẹ kiếp!!!” Dư luận sôi nổi một hồi rồi một ông cụ quát phải im cả để cái người tò mò ấy kể nốt những câu chuyện có duyên của quan Huyện.

Người kia nói tiếp:

− Ngay trước cửa huyện Lô có một thằng chủ hàng cơm, thì quan lại là cánh hẩu của thằng cha ấy. Mỗi khi nó thấy một người nào có vẻ ngơ ngác như muốn vào huyện thì nó lập tức gọi vào hàng, nháy người ấy mấy cái mà bảo rằng nếu không có hai bao chè thì lính nó sẽ vụt cho mấy roi và đuổi cổ ra. Người kia cố nhiên phải bỏ đồng bạc ra lấy hai bao chè mang vào huyện. Sau lúc ấy thì thằng bếp nhà quan huyện đã lẻn ra cửa sau huyện đường, bưng một cái liễn trong có hai bao chè để trả anh chủ hàng cơm. Quan ông đã thế, quan bà cũng chả kém mấy tí. Cả cái chợ huyện Lô đã phải khổ sở vì quan bà. Thúng gạo đáng giá năm hào thì bà lớn chỉ trả có ba. Con gà đáng hai hào chỉ trả có một. Hôm quan đổi đi, mấy cái xe ô-tô chở đồ đi trước. Đến lúc chính xe quan ra thì có một số đông dân cứ ném đá theo xe và chửi rủa quan! Bây giờ về vùng này, nghĩa là cái dân cả vùng này đến ngày xấu số. Ta còn ngu gì mà tin cái ngọn đèn trời ấy. Vì thế mà tôi dám nói quyết rằng về vụ này may ra thì hoà, mà không khéo thì có khi cả làng cùng ông Đồ sẽ bị thua!

Câu nói ấy khiến cho ngần ấy người nhao nhao lên. Vì chưng dân quê có cái chứng nói chuyện mà như cãi nhau nên người ta tưởng đến vỡ mất phòng hội đồng làng.

Ngưng trích Giông Tố.

Trên đây là một đoạn trong truyện dài Giông Tố đăng trên tờ Hà Nội Báo khoảng năm 1935, 1936, đoạn truyện trên không có trong những bản in Giông Tố được xuất bản sau khi truyện đăng hết trên Hà Nội Báo. Giông Tố được tái bản nhiều lần. Những bản tái bản sau bị nhà xuất bản bỏ đi một số đoạn, có thể vì những nhà xuất bản thấy tác giả viết quá đáng nên tự bỏ đi.

Không cần phải là người sống trong thời Thực Dân Pháp lập chính phủ bảo hộ dân Đông Dương, ta cũng biết dân đen ở những thành phố Bắc Kỳ thời ấy – thời Nghị Hách hiếp dâm Thị Mịch trong tiểu thuyết Giông Tố – khoảng năm 1932, 1935 – khi bị phạt vi cảnh, tức bị phạt vì những tội vớ vẩn như đái bậy ngoài đường, xả rác ra đường, chạy xe đạp không đèn ban đêm, phải nộp phạt ở Sở Cẩm – theo tiếng Commisariat – tức ở Ty Phú-lít. Dân các làng quê phải nộp tiền phạt cho ông Lý Trưởng. Mụ đàn bà mò cua, bắt ốc là hạng người nghèo nhất làng, nghèo mạt rệp tức nghèo đến nỗi con rệp cũng không sống nhớ được, nếu bị phạt vi cảnh, không vào đến bàn giấy quan Huyện sở tại để nộp tiền phạt. Nhà Văn nổi tiếng viết chị đàn bà mò cua ở làng quê vào tận bàn giấy quan Tri huyện để nộp phạt là kỳ cục hết nước nói.

Những ông Tri Huyện, Tri Phủ An Nam những năm 1935 không ti tiện đến cái độ ăn chặn một hào – đồng 10 xu – của dân, không tệ đến độ đòi dân đen mỗi lần nộp đơn kiện cáo gì đó ở huyện, ở phủ là phải nộp theo 2 bao chè, tức bao trà. Dân nộp đơn cho đám nho lại ở huyện, đám nho lại này xét đơn trước, nho lại đưa đơn lên quan, dân không đưa đơn đến thẳng bàn giấy Tri Huyện.

Tuổi đời Bẩy Bó, sống những ngày cuối đời ở quê người, đọc lại những tiểu thuyết của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng từng làm tôi mê mẩn những năm tuổi đời tôi Một Bó Lẻ Vài Que, tôi ngạc nhiên, và tôi thắc mắc khi thấy Nhà Văn viết nhiều chuyện kỳ cục quá đỗi, những chuyện nhỏ thôi, như chuyện người đàn bà nghèo mạt làng quê vào bàn giấy ông Tri Huyện để nộp tiền phạt vi cảnh: vi phạm cảnh cáo.. Chuyện nhỏ nhưng nhiều chuyện nhỏ họp lại thành tác phẩm tiểu thuyết lớn. Ngu đến như tôi cũng không viết những chuyện sai, vô lý đến như thế,

Nhà Văn Vũ Trọng Phụng tả quan lại An Nam ti tiện, đáng khinh thật là tởm, nhưng ông tả bọn Quan Lại Tây Thuộc Địa thời ấy khác hẳn.

Đây là đoạn Nhà Văn Vũ Trọng Phụng viết về anh già Công sứ Pháp:

Giông Tố. Chương IV. Trích:

Người bồi chạy lên gác một lúc rồi xuống bảo với Nghị Hách:

“Cụ lớn cho phép, quan cứ lên.”

Khi Nghị Hách vào phòng thì quan công sứ đương ngồi làm việc ở bàn giấy, bên cạnh một cái lò sưởi đầy những củi và đỏ rực những lửa.

Quan là một người đã cao tuổi, ở thuộc địa đã trên ba mươi năm, đã được lòng dân không phải vì một chính sách giả dối, không phải vì những bài diễn văn kêu vang và rỗng tuyếch, không phải vì đã đem những giọt nước mắt cá sấu ra huyễn hoặc, lừa dối dân ngu nhưng chính bởi quan là một bậc hiền nhân quân tử ít có ở đời. Ngoài những giờ bận việc cai trị, quan thường đọc sách, viết văn. Vì rất giỏi chữ Hán, quan đã xuất bản được một quyển sách khảo cứu về cách dùng binh của Trần Hưng Đạo. Do những lẽ đó, quan công sứ nói tiếng A Nam cũng thạo và cũng dễ nghe.

Cái lòng nhân từ của quan thì hầu như thành một câu cách ngôn đã truyền tụng. Những người trí thức, cả những nhà viết báo rất hoài nghi, cũng phải nhận ngài là người hiếm có, sống ở thuộc địa đã hơn nửa đời người, mà vẫn giữ được những quan niệm về sự tự do cá nhân rất rộng rãi, vẫn biểu lộ được cái tình thần đáng trọng của hàng trí thức nước Pháp, chứ không nhiễm phải tính nết của phái thực dân cai trị bằng dùi khui.

Một buổi kia, có việc ra Nhà Giây Thép, quan cứ cuốc bộ mà lử khử đi như những người Tây thuờng. Qua một phố nọ, có một trường tư thục, một lũ trẻ em đùa nghịch đá bóng làm cho quả bóng trúng đánh bốp một cái vào ngực quan. Một vết bùn to tướng in ngay vào ve áo, chỗ có một cái cuống mề-đay Bắc Đẩu. Quan vào trường. Viên đốc học trường tư sợ tái mặt như mọi người phải lo sợ trong một trường hợp như thế. Nhưng mà quan công sứ cứ khoan thai cầm khăn mặt bông phủi áo, rưả tay vào chậu nước rồi ôn tồn bảo viên đốc:

“Ông phải bảo học trò của ông, ra cái bãi cỏ ở cạnh chợ mà đá bóng, chứ thể thao ở giữa phố như thế thì rồi có những tai nạn xe cộ xẩy ra.” Thế rồi quan lại đi, nét mặt vẫn hiền hậu, như không có việc gì xẩy ra cả.

Một lần khác, xe hơi của quan vừa ở thủ đô về, người tài xế đương lái vòng để vào sân Toà Sứ, thì có một mụ nhà quê tay cầm một lá đơn đến quì ngay trước xe. Mấy anh lính khố xanh toan giơ cao cái roi mây thì quan công sứ ra hiệu ngăn lại, hỏi:

“Đơn kêu của bà có rõ ràng không?”

Người đàn bà kêu lải nhải một hồi thì quan truyền:

“Thôi, cứ về, rồi quan sẽ xét xử.”

Nguyên do đó là một mụ đi mò cua, bắt ốc, bị làng bắt vạ vì chưa hết tang chồng mà đã có mang. Theo như trong đơn thì mụ đã bị một bọn bô lão trong làng, lôi những hủ tục ra để hành hạ mụ, chứ thật ra mụ đã hết tang từ vài tháng trước khi có mang. Ấy thế là quan viết thư trả lời cái mụ mò cua ấy rằng:

Thưa bà, bản chức đã xét đơn của bà rồi. Nếu bà còn có tang ông ấy thì theo Luật Gia Long, có chửa như vậy là có lỗi. Còn nếu bà đã đoạn tang rồi thì không ai được phép bắt vạ bà, nếu bà viện được đủ chứng cớ là đã hết tang thì cứ lên Tòa mà trình bày, bản chức sẽ trị tội những kẻ những lạm.”

Một bức thư của vị quan đầu tỉnh mà lại có cái luận điệu lễ phép với một mụ mò cua đến bực ấy, đã làm cho các quan Tổng đốc, Bố chánh, Tri phủ phải nhăn mặt lại. Rồi bọn bô lão trong làng sợ hãi đến hêt vía mà đền lại cái vạ. Hai chuyện này đủ là chứng cớ rằng quan Công sứ tỉnh có Nghị Hách làm dân biểu hồi ấy, là người dễ dàng biết bao nhiêu.

Đêm nay, ngồi làm việc, hai chân quan đi giày da đen, cổ quan quấn một cái khăn quàng dầy sụ, lông chiên tua tủa bịt đến cả cằm. Bộ râu bạc ba chòm và cái trán hói đến bóng lộn của quan khiến ngài có vẻ đường bệ oai nghiêm lắm.

Nghị Hách, mặc lòng đang bận bộ áo trào vào ngày đại tiệc, cũng chắp tay vái dài, lưng cúi thật khom, mà rằng:

“Bẩm lậy cụ lớn ạ.”

Quan Công sứ đặt bút xuống bàn, giơ tay đón:

“Chào ông Nghị. Ông đến thăm tôi hay có việc gì can hệ? Ông Nghị ngồi đây. Tôi đương viết một bài triết lý về Đông phương cho một tờ báo ở Ba-lê đây. Ông Nghị có rét không? Tôi bây giờ yếu lắm, không có sức chống rét nữa. Ông Nghị uống nước chè hay uống rượu mạnh nhé?”

“Bẩm vâng, con xin phép hầu cụ lớn một cốc. Cám ơn cụ lớn lắm.”

“À, thế ông Nghị có việc gì cần tôi giúp đấy chứ?”

“Bẩm cụ lớn, không ạ. Bẩm chúng con thấy cụ lớn cũng dễ dàng, lại hay tiếp người bản xứ, cho nên con sang thăm và hầu chuyện, và xem cụ lớn có điều gì chỉ bảo không, thế thôi ạ.”

Quan Công sứ bấm cái chuông điện. Người bồi ló vào:

“Đem cho tôi khay rượu Anis lên nhé. Bà lớn đi nghỉ chưa? Này bồi, hôm nay mày để con Toby cắn chết mất một con gà sống thiến, như thế là tôi không bằng lòng đâu. Nó là chó săn thì lúc nào cũng phải xích nó lại. Nếu mày cứ quên lời tôi bảo thì rồi tôi sẽ nói với bà lớn không thưởng cho mày nhiều tiền tiêu Tết nữa.”

Người bồi chịu qưở rồi lẳng lặng quay ra. Năm phút sau đem một cái khay có một chai, hai cốc, lặng lẽ để ở bàn. Chờ khi người bồi xuống rồi, Nghị Hách mới nói:

“Bẩn cụ lớn, thế cụ lớn bà độ này vẫn mạnh khoẻ chứ ạ?”

Quan Công sứ gật gù mà rằng:

“Ồ..ồ..! Vợ tôi yếu lắm, ông Nghị ạ. Vợ tôi cứ muốn đòi về nghỉ ở Nice. Có lẽ ít lâu nữa tôi phải để vợ tôi về nghỉ một mình, sáu tháng, rồi lại sang.”

“Bẩm cụ lớn, như vậy thì tốn kém nhiều tiền lắm.”

“Chính thế đấy, ông Nghị ạ. Bây giờ ai cũng nên tiết kiệm. Phủ Toàn Quyền đã có tờ thông tư cho các quan phải dè dặt chi tiêu theo chính sách tiết kiệm. Vì rằng cái nạn khủng hoảng kinh tế mỗi ngày một nặng thêm.”

“Bẩm do đó mà mới có những việc như ở Hà Tĩnh, Nghệ An vừa rồi, chắc cụ lớn có để ý.”

Quan Công sứ uống một hớp rượu rồi nói rằng:

“Phải, giữa lúc kinh tế này, cái nghề trị dân thật là khó khăn.”

“Bẩm như cụ lớn đã cai trị tỉnh nào thì quyết không bao giờ dân lại như thế. Cụ lớn thương dân lắm.”

“Dân họ cũng hiểu cho tôi đấy chứ?”

“Bẩm vâng. Lòng thương dân của cụ lớn thì không ai là không cảm phục. Nhưng mà còn những tay phiến loạn chúng xúi giục.”

“Vừa rồi, xen-đầm ở đây phải bắt bớ mấy vụ là vì có mấy tay ở nơi khác lại, trốn tránh ở đây mà thôi, chứ tôi tin rằng dưới quyền cai trị của tôi, không một ai làm loạn cả.”

“Bẩn cụ lớn, cái ấy thì đã đành. Nhưng mà có nhiều cái người ta không thể ngờ trước được.”

Quan Công sứ gật gù hồi lâu mà rằng:

“Chính phủ bảo hộ lo thế nào cho cho dân khỏi đói thì không sợ gì nữa.”

“Bẩm cụ lớn, chính thế đấy ạ. Nhưng bọn nghiệp chủ chúng con dạo này, thật lấy làm khổ vì cái phong trào cộng sản. Trong cái mỏ ở Quảng Yên của con, vưà rồi suýt nữa thì có nạn phu đình công. Mà ngay ở đồn điền của con trong tỉnh này thì nông dân, ít lâu nay, con thấy họ bắt đầu trở nên bướng bỉnh lắm.”

“Tôi vẫn biết thế. Nhưng cái đó không hề gì. Nếu ông Nghị cũng biết đãi nông dân và tá điền cho phải chăng, thì không bao giờ phải lo ngại gì nữa. Tôi quyết rằng dân dưới quyền tôi, họ không đói khổ thì không khi nào họ lại làm xằng.”

“Bẩm cụ lớn, vậy mà con thấy rằng phong trào ấy đã bắt đầu lan tới tỉnh ta.”

Quan Công sứ giật nẩy mình lên, trợn mắt hỏi:

“Đã lan tới tỉnh ta, ông bảo?”

“Bẩm cụ lớn, hình như thế.”

“Có cái gì là chứng cớ không?”

“Bẩm, toàn dân tỉnh này đã bắt đầu nói xấu và vu oan cho con. Bẩm cụ lớn, chắc là họ nhắm mắt nghe theo bọn phiến loạn chúng mớm nhời mà thôi. Họ vu cho con là giết người, là hiếp tróc đàn bà, con gái, là bóp hầu, bóp cổ bọn dân nghèo, thôi thì đủ những tội ác. Họ hết sức gieo cái mầm thù ghét người giầu có cho lan rộng trong đám công dân. Kể ngay bọn tá điền làm ruộng trong đồn điền của con thì chúng cũng bắt đầu đòi tăng lương, ấy là lương con phát cho chúng cũng đã cao lắm. Bẩm cụ lớn, con thấy rằng cái phong trào ấy sắp lan tới tỉnh ta. Vậy, con xin lấy tư cách một người dân biểu mà trình báo để cụ lớn tiện đường cai trị cho tỉnh yên ổn.”

“Ông Nghị đã làm phải lắm, ông Nghị nhận đây những lời khen của tôi nhé. Ông Nghị cứ yên tâm, chính phủ bảo hộ bao giờ cũng có trách nhiệm giữ cuộc trị an, bảo toàn tính mệnh và tài sản cho dân, trừng trị những kẻ phiến loạn.”

“Bẩm lậy cụ lớn, con ngồi cũng đã lâu, vậy xin phép cáo từ, để cụ lớn làm việc.”

“Phải, chào ông Nghị. Chúc ông Nghị ngủ ngon.”

Nghị Hách bước xuống thang còn nghe tiếng quan công sứ mắng người bồi:

“Sao mày không chất củi vào? Tôi còn làm việc khuya, mày lười như thế tôi không bằng lòng tí nào cả.”

Ngưng trích Giông Tố.

Công Tử Hà Đông bàn loạn: Theo tôi, những Công sứ Pháp ở 3 nước Đông Dương Việt – Miên – Lào được Pháp bảo hộ là những viên chức hành chính, họ thi hành chính sách của chính phủ Pháp. Toàn Quyền Pháp ở Đông Dương có thể một năm đọc hai, ba diễn văn, công bố chính sách của Nhà Nước nhưng những anh Công sứ thì không có diễn văn, diễn vẹo chi cả.

* Quan là một người đã cao tuổi, ở thuộc địa đã trên ba mươi năm, đã được lòng dân không phải vì một chính sách giả dối, không phải vì những bài diễn văn kêu vang và rỗng tuyếch, không phải vì đã đem những giọt nước mắt cá sấu ra huyễn hoặc, lừa dối dân ngu nhưng chính bởi quan là một bậc hiền nhân quân tử ít có ở đời.*

Bốc thơm một anh Công sứ Pháp ở Xứ Bắc Kỳ những năm 1930 bằng những lời như thế là sai, sai 500/100, không phải chỉ là bốc quá đáng.

Nhà Văn Vũ Trọng Phụng viết bốc thơm bọn Quan Tây trong gần như tất cả những tiểu thuyết của ông, tôi lấy làm lạ về chuyện đã 80 năm qua từ ngày tiểu thuyết Giông Tố của Vũ Trọng Phụng có mặt ở đời, không có nhà phê bình, phê lọ, phê chum, phê vại nào thấy và chỉ ra cái tật bốc thơm Quan Tây kỳ quái ấy.

Những trường tư ở xứ Bắc Kỳ, từ năm 1920 đến năm 1945 – năm chính quyền Bảo Hộ Pháp ở Đông Dương bị người Nhật lật đổ – không có “Đốc học”, chỉ có Hiệu trưởng.

Bảo bọn học trò nhỏ mang trái bóng ra bãi cỏ bên chợ mà đá là súi dại chúng nó, là không biết gì về những cái gọi là bãi cỏ cạnh chợ, những bãi cỏ này đầy mảnh chai bể, mảnh sành, phân chó, trẻ nhỏ chân đất đá bóng ở những bãi này chỉ có mà bỏ mẹ.

Tôi không thể hiểu đuợc tại sao Nhà Văn Vũ Trọng Phụng lại có thể viết chuyện chị đàn bà làng quê An Nam đến cổng Dinh Công Sứ Pháp quì dâng thư xin Quan can thiệp. Chị đàn bà mò cua, bắt ốc là hạng dân nghèo mạt rệp ở làng quê Bắc Kỳ xưa. Đám kỳ mục kỳ nát trong làng dù có đói rượu thịt hay ti tiện đến mấy cũng không “bắt vạ” chị mò cua bắt ốc trong làng vì tội chị này có thai trước khi đoạn tang chồng. Tục lệ “bắt vạ” người trong làng phạm tội, thường là “tội chửa hoang.” tiếng là để giữ dìn phong hoá, luân lý nhưng thực ra là bắt người phạm tội phải chi rượu thịt để đám kỳ mục ăn nhậu. Nhà giầu có con gái chửa hoang bị “làng” vào nhà bắt heo, có khi bắt cả bò, phạt tiền. Heo để mổ thịt, tiền để mua rượu cho các cụ trong dân nhậu nhẹt. Người đàn ông can tội làm cho cô gái chửa hoang cũng bị làng bắt vạ nhưng không bị phạt nặng như cô gái.

Trò “bắt vạ” là trò vặt trong lũy tre xanh, nơi có ao tù, nước đọng, con gái toét mắt, đàn bà lông quặm ở mắt. Nếu can phạm, hay nạn nhân có vì oan ức mà kêu xin quan quyền can thiệp, việc kêu oan chỉ cao lắm là đến huyện, đến phủ là được giải quyết, hoặc cho “chìm suồng”, không bao giờ đến Dinh Tổng Đốc – Tỉnh Truởng những năm 1950-1975 – việc dân An Nam làng quê kêu oan lại càng không bao giờ lên đến Quan Công Sứ Pháp. Đó là chưa nói đến chuyện Đơn kêu oan viết bằng thứ chữ gì? Ai viết đơn cho chị mò cua? Cổng Dinh Tổng Đốc, cổng Dinh Công Sứ Pháp, không phải là chỗ bọn dân ngu cu đen có thể đứng chờ Quan ra tiếp, hay chờ Quan về dinh, dân đen không thể đứng đó cả giờ đồng hồ. Chị đàn bà váy đụp, đi chân đất mà đứng ở cổng Dinh Quan Tổng Đốc thôi, đừng nói gì đến đứng trước cổng Dinh Quan Công Sứ Pháp, lính canh nó quất roi mây cho chị quắn đít, nó cho chị đi chỗ khác liền một khi.

Tác giả Giông Tố viết những chuyện vô lý như thế tôi đã lấy làm lạ, tôi càng lạ hơn khi tôi thấy trong bao nhiêu năm, không một nhà phê bình nào chỉ ra sự vô lý của những chuyện ấy.

* Ngoài những giờ bận việc cai trị, quan thường đọc sách, viết văn. Vì rất giỏi chữ Hán, quan đã xuất bản được một quyển sách khảo cứu về cách dùng binh của Trần Hưng Đạo. Do những lẽ đó, quan công sứ nói tiếng A Nam cũng thạo và cũng dễ nghe.*

Nghị Hách, tất nhiên, không nói được tiếng Tây. Y chỉ có thể nói được tiếng Tây Bồi, tiếng Tây Bồi của Nghị Hách không thể nói chuyện chính chị, chính em, đình công, đòi tăng tiền công với Công Sứ Pháp. Tác giả cho lão Công Sứ Pháp biết chữ Hán, viết khảo luận về Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo Vương, nói được tiếng An Nam, nên lão nói chuyện tiếng Việt vanh vách được với chị mò cua, ba hoa chít chòe được với Nghị Hách. Khi nói tiếng Việt với Nghị Hách tác giả cho lão Công sứ nói tiếng Việt quá giỏi, khi cho lão Công sứ nói với anh bồi, tác giả cố ý cho lão dùng không đúng những tiếng “Mày tao, anh tôi.” Lão Công sứ có thể gọi anh bồi là “mày”, nhưng khi dùng “mày” thì lão biết lão có thể xưng “tao”. Nếu lão xưng “tôi”, lão phải biết lão phải gọi anh bồi là “anh.”

Không có ông chủ nào “mắng” anh bồi của mình trước mặt khách như tác giả Giông Tố tả. Kể cả những ông chủ ngươi An Nam thiếu lễ độ nhất. Chủ nhà “mắng” người làm công – đày tớ – của mình trước mặt khách thường là để “mắng” khách một cách gián tiếp. Lão Công sứ tiếp Nghị Hách lúc 8, 9 giờ tối tại tư dinh đã là chuyện không có – Công sứ thường tiếp khách ở công sở – tiếp ở phòng làm việc chứ không ở tư dinh. Và có Nghị Hách ngồi đấy, lão xoen xoét mắng anh bồi của lão:

Này bồi, hôm nay mày để con Toby cắn chết mất một con gà sống thiến, như thế là tôi không bằng lòng đâu. Nó là chó săn thì lúc nào cũng phải xích nó lại. Nếu mày cứ quên lời tôi bảo thì rồi tôi sẽ nói với bà lớn không thưởng cho mày nhiều tiền tiêu Tết nữa.”

Công sứ Tây gọi bồi là “ mày”, xưng “tôi”, mà biết nói “gà sống thiến!” Quá cỡ thợ mộc. Fi-ní lô đia.

Quan Công sứ gật gù mà rằng..
Quan Công sứ gật gù hồi lâu..

Nếu Quan Công sứ Giông Tố không bị bệnh Parkinson thì Quan “gật gù” hơi nhiều.

Ở trong nhà dù trời lạnh mấy cũng không ai quấn khăn foulard ở cổ.

“Chính thế đấy, ông Nghị ạ. Bây giờ ai cũng nên tiết kiệm. Phủ Toàn Quyền đã có tờ thông tư cho các quan phải dè dặt chi tiêu theo chính sách tiết kiệm. Vì rằng cái nạn khủng hoảng kinh tế mỗi ngày một nặng thêm.”

Một trong những nguyên nhân gây ra nạn khủng hoảng kinh tế là sản phẩm, hàng hoá không có người mua, sản xuất, kinh doanh ngừng trệ, tiền và sản phẩm không lưu chuyển, người thợ không có việc làm, người dân không có tiền mua. Cứu vãn kinh tế bằng cách hô hào dân chúng tiết kiệm, không chi, không mua, là biện pháp chắc chắn nhất đưa kinh tế từ ngáp ngáp đến chết thẳng cẳng.

Tôi sẽ viết thêm về Nhà Văn Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyếtGiông Tố.

Rửa Tay Gác Kiếm

Hồi ký SÀIGÒN CALI 25 Năm Gặp Lại của Văn Quang

Người viết tiểu thuyết võ hiệp KIM DUNG, qua những tiểu thuyết của ông, đưa vào ngôn ngữ của dân Việt Nam ở những thành thị — từ năm 1960 — một số từ ngữ mới, như:

– Ân oán giang hồ — Bí kíp — Chân kinh — Chân khí — Công lực — Hỏa hầu — Tẩu hoả nhập ma — Tà giáo, Ma giáo, Ma đầu — Danh môn chính phái — Cái Bang — Quang Minh Đỉnh — Trưởng Lão Chấp Pháp — Võ công Ba Tư quái dị — Chỉ, chưởng, trảo — Kình lực — Nhất dương chỉ — Đi một đường tiếu ngạo — Thân bại, danh liệt — Lăng Ba vi bộ — luyện Chưởng, tức đọc Truyện Chưởng — Thánh hỏa lệnh — Sinh tử phù — Ân tận, nghĩa tuyệt — Huyết hải thâm thù..vv..

Những câu trên đây có trong hai truyện Ỷ Thiên-Đồ Long, tức truyện Cô Gái Đồ Long, Thiên Long Bát Bộ — một tên khác là Lục Mạch Thần Kiếm. Đến truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ có thêm câu “rửa tay, gác kiếm.” Trong những trang đầu truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ có chuyện một hiệp sĩ khi có tuổi, ngưng can thiệp vào chuyện người, chuyện đời, không đi lại trên giang hồ nữa, sống ẩn một nơi. Ngôn ngữ tiểu thuyết võ hiệp Tầu gọi việc đó là “Rửa tay, gác kiếm..”

Một tối cuối Tháng Tư 1975, giữa cuộc “tang gia bối rối” của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, trong diễn từ ngắn được nói khi mời Đại Tướng Dương Văn Minh giữ chức Tổng Thống, Tổng Thống tại chức và từ chức Trần Văn Hương nói:

- Mong Đại Tướng quên đi những “ân oán giang hồ..!”

Câu “ân oán giang hồ” ấy vào Dinh Độc Lập của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà trong cơn hấp hối từ tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung.

Dòng thời gian dài một ánh bay.. Những ngày như lá, tháng như mây.. Những câu nói xuất từ tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung mất dần đi trong ngôn ngữ người Việt. Những năm 2000 ở Sài Gòn chẳng còn ai nói những câu:

“Đồ ma giáo. Đinh giở trò ma giáo hả? Cho một chưởng tẩu hoả nhập ma chết bây giờ..! Em xử dụng võ công Ba Tư quái dị. Em bị nó cấy Sinh Tử Phù..vv”

Trong ngôn ngữ người Việt tị nạn Cộng sản sống ở Hoa Kỳ khoảng năm 2000 vẫn còn những câu “Mưa máu, gió tanh, ân oán giang hồ, thân bại, danh liệt, ma giáo..”

Xuân 2010, ở Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích, câu “Rửa tay gác kiếm” đến với tôi, kẻ viết bài này.

Một người Việt viết trên Web về trường hợp Nhà Văn Văn Quang — sống ở Sài Gòn — tác giả loạt Bài “Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự” vừa mới ngừng viết, ngừng đăng — một thư ngắn trong có câu:

Nhà Văn Văn Quang đã rưả tay, gác kiếm..”

Rửa tay, gác kiếm” dùng trong trường hợp Nhà Văn Văn Quang ngưng viết làm tôi bùi ngùi. Văn Quang bị bọn Ác Cộng cầm quyền “cấm viết”, không phải Văn Quang tự ý ngừng viết. Văn Quang không phải là hiệp sĩ để có thể chán việc đời mà rửa tay, gác kiếm. Văn Quang không bao giờ là hiệp sĩ. Văn Quang Nguyễn Quang Tuyến, ông Cựu Trung Tá Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam — ông Quản Đốc Cuối Cùng — không có kiếm, có gươm, có đao chi cả, ông chỉ có dàn máy computer. Ông dùng dàn máy đó viết những bài nửa tin-nửa phóng sự — nửa điều tra, thêm lời bình loạn, đặt tên là “Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự,” dùng Internet gửi ra nước ngoài. Loạt bài “Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự” kể chuyện Sài Gòn Muôn Mặt được những người Việt sống xa quê, thao thức nhớ quê, đọc nhiều, theo dõi, tìm đọc. “Sài Gòn Lẩm Cẩm..” có đều mỗi tuần từ năm 2003, được đăng trên nhiều báo giấy, báo điện ở Mỹ, Úc, Gia-nã-đại.

Theo nhận xét của tôi — CTHĐ — đa số những chuyện kể trong “Lẩm Cẩm Sài Gòn..” là những chuyện thời sự được loan trên những tờ báo Cộng ở Sài Gòn: chuyện tham nhũng, biển thủ, kẹt xe, cầu sụp, sông cạn nước, hồ nước nhiễm độc, cướp, thi hoa hậu, lừa người đi nước ngoài làm công nhân, gái mãi dâm, ngoại kiều mua vợ Việt, giựt tiền hụi, mũ bảo hiểm xe hai bánh, xăng lên giá, trạm xăng ăn cắp xăng, cuộc sống khổ cực của anh em Thương Phế Binh VNCH.. vv..vv.. Tác giả “Lẩm Cẩm Sài Gòn” ngày ngày đọc các báo, lựa vài chuyện sôi động nhất, thuật lại, thêm tí mắm, ớt, chanh, hành, thành một bài “Lẩm Cẩm..” gửi đi. Mỗi tuần một bài “Lẩm Cẩm.” Cũng chuyện xẩy ra ở Sài Gòn được đăng trên báo Sài Gòn nhưng giọng văn của “Lẩm Cẩm” là văn từ Quốc Gia VNCH, khác với giọng văn Cộng Sán. Người Việt ở hải ngoại rất khó chịu, rất ghét đọc những bài báo có những từ ngữ Cộng Mèo Mửa và cách hành văn Cộng Sán ôn dzịch.

Như vậy, đề tài của “Lẩm Cẩm Sài Gòn..” thường chỉ là những chuyện thời sự được đăng trên những báo Cộng trong nước, “Lẩm Cẩm..” gần như không viết gì đến những sự kiện chính trị như Dân Oan, Công Giáo, Phật Giáo bị đàn áp, Chuà, Nhà Thờ bị phá, những người tranh đấu cho Dân Chủ, Dân Quyền bị bỏ tù. Hoàn toàn vắng mặt trong “Lẩm Cẩm Văn Quang” những chuyện như Linh mục Nguyễn Văn Lý bị Công An Boóc Hồ dùng bàn tay tanh máu dân bịt mồm ở giữa Toà Án Ác Cộng, Nhà Tranh Đấu Trần Khải Thanh Thủy bị tù, không có chuyện “Lẩm Cẩm Văn Quang” tả cảnh dân đen biểu tình kêu oan, không có chuyện đến thăm và nói chuyện với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, lại càng không có chuyện “Lẩm Cẩm Văn Quang” đến Thanh Minh Thiền Viện thăm Đại Lão Hoà Thương Thích Quảng Độ.

Văn Quang viết “Lẩm Cẩm..” gửi đăng báo Việt ở nước ngoài thường xuyên mỗi tuần 1 bài từ năm 2003. “Lẩm Cẩm..” ký tên “Văn Quang” đàng hoàng. Êm ru bà rù. Ở Mỹ, khoảng năm 2005, có người đưa ra nghi vấn: “Cựu Trung Tá Văn Quang Nguyễn Quang Tuyến không đi HO sang Mỹ, ở lại làm việc phục vụ ý đồ của bọn Bắc Cộng. Bọn Bắc Cộng ngầm cho phép ông Cựu Trung Tá viết ra nước ngoài. Vì chúng cho phép nên những bài ông viết đăng với tên ông đăng công khai ở nước ngoài mà chúng không bắt ông.”

Tháng 4 năm 2009 bọn Công An Thành Hồ đến nhà riêng của ông Văn Quang Lẩm Cẩm trong Cư Xá Nguyễn Thiện Thuật. Chúng lấy đi của ông dàn máy computer và tất cả phụ tùng, điện thoại, cellphone. Chúng niêm phong số tiền đô-la của ông có trong tủ, chúng không bắt giam ông nhưng bắt ông ngày ngày đến Công An Quận khai báo về việc ông viết ra nước ngoài. Chúng in một số bài viết ông lưu trữ trong computer bắt ông ký nhận. Việc phải đến Công An Quận khai báo kéo dài trong khoảng bẩy ngày. Chỉ đến Công An Quận, không đến Công An Sở. Tác giả Lẩm Cẩm gặp nạn nhắn các bạn ông ở nước ngoài:

Đừng làm ồn ào vụ tôi. Tôi được đối xử Lễ độ, tôi muốn dùng Lễ đối lại.”

Trước lời yêu cầu ấy của ông, các ông bạn ông ở Mỹ, ở Úc im re. Và “Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự” hết còn lẩm cẩm từ đấy. Số tiền Đô của Nhà Văn còn nguyên, Công An CS chỉ lấy đi của ông dàn máy computer, CD, disket, phone, cellphone.

- – - – - – - – - – - – - -

Người ta théc méc về chuyện ông Cựu Trung Tá đi tù khổ sai 12 năm mút mùa Lệ Thủy, mút chỉ Lệ Thu, mịt mù Lệ Liễu khi trở về Sài Gòn không còn vợ, không còn con, không còn nhà — nhà ông bị tịch thu — không nghệ nghiệp, tương lai đen hơn mõm chó, tại sao ông không Hát Ô sang Mỹ???

Dưới đây là câu trả lời về lý do tại sao Nhà Văn Văn Quang chọn ở lại Việt Nam. Mời quí vị đọc bài Ký giả Lê Thị Huệ — gio-o.com — phỏng vấn Nhà Văn Văn Quang:

Lê Thị Huệ: Nhà Văn Văn Quang, Quản đốc Đài Phát Thanh Quân Đội, tác giả tiểu thuyết Chân Trời Tím, đi cải tạo mút mùa Lệ Thủy, không đi Mỹ theo diện HO (mà những người như Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên còn không cưỡng lại sự tự do ở chân trời kia), còn Văn Quang không đi. Ở lại Việt Nam. Văn Quang là ai thế?

Văn Quang: Tôi vẫn cho rằng những người bạn tôi đi định cư hầu hết vì lo cho tương lai của con cái, cho cuộc sống gia đình hơn lo cho chính bản thân mình. Họ có lý do chính đáng để ra đi. Còn tôi, hầu như chẳng có lý do gì cả. Khi tôi ở trại tù về Sài Gòn, các con tôi đều đã định cư ở Mỹ, có cháu đi vượt biên, có cháu đi học ở Mỹ trước năm 1975. Chỉ còn lại mình tôi. Chỉ hai năm sau ngày trở về Sài Gòn đời sống kinh tế của tôi bắt đầu ổn định, bằng việc tôi học xử dụng computer rồi ra “hành nghề” đánh vi tính thuê, làm “lay-out” cho các sách, báo. Những nhà xuất bản tư nhân, những nhà làm quảng cáo chuyên nghiệp và cả những ông làm “báo lẻ” như Thanh Thương Hoàng, Thái Phương cũng đều thuê “Công ty gia đình” của tôi làm hết. Hồi đó Sài Gòn có rất ít computer và người làm được công việc này càng hiếm. Cái may mắn của tôi là ngay khi ở tù về, tôi đã tò mò đi học khóa computer đầu tiên vào những năm 1989-90-91.

Kể về chuyện đi học computer của tôi chẳng qua cũng là chuyện “bất đắc dĩ” và khá dài dòng, cười ra nước mắt. Tôi sẽ kể lại vào một dịp khác. Sau khi học xong vài khóa, tôi được các cháu ở Mỹ chi viện cho mấy cái computer và máy in laser để hành nghề. Công việc kiếm ăn khá phát đạt. Vì thế tôi thấy không cần phải đi đâu cả. Hơn thế, bà xã của tôi và các cháu ở nước ngoài cũng đã “yên bề gia thất” nên tôi không muốn khuấy động cuộc sống của gia đình mình, gây thêm những thắc mắc vướng bận cho những người thân.

Ở đây cũng còn một số anh em sĩ quan cũ, sau khi ở tù về rồi, cũng không đi HO. Dường như vấn đề kinh tế quyết định tất cả. Hầu hết những người ở lại đều có cuộc sống tương đối ổn định hoặc có những trở ngại về gia đình, như con cái có vợ, có chồng không được đi theo… Mỗi người một hoàn cảnh.

Mặt khác, tôi nghĩ anh em ra đi nhiều rồi, tôi muốn ở lại để chứng kiến cho hết, cho đầy đủ những đổi thay. Đời sống lúc đó ở đây bấp bênh, rồi chao đảo vì Liên Xô tan rã, vì Đông Âu lập lờ… Cuộc sống “lên voi, xuống chó” quay quắt, nếu nhìn như một kẻ ngoài cuộc, nó sinh động hơn một sân khấu với đầy đủ bi hài kịch thú vị. Có quá nhiều đề tài mới lạ cho mình ghi nhận. Làm một chứng nhân sống có lẽ hay hơn. Và cũng vì sự “gậm nhấm u uất” của tôi về “người bạn đồng minh” nên tôi quyết định ở lại.

Sau này, một số không ít những người bạn tôi cho rằng tôi đã lựa chọn đúng. Riêng tôi, tôi cho việc tôi ở lại Sài Gòn là một điều may mắn chứ chẳng ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra. Nhưng nếu có sai, có bất cứ chuyện gì xảy ra, tôi không ân hận. Tôi hoàn toàn bằng lòng vì sự lựa chọn của tôi. Và, tôi cũng vẫn cứ tiếp tục sống và viết như từ bao năm nay. Sẽ mãi mãi như thế cho đến khi bạn về đây sẽ gặp tên tôi với hai chữ “chi mộ”.

Xin cảm ơn bạn đọc đã đọc những hàng chữ này. Đây cũng là dịp tôi có cơ hội được tâm sự với quí bạn đọc. Tôi cũng xin nói thêm là một tờ báo của người bạn tôi ở nước ngoài, sau khi có bài phỏng vấn tôi, đã gửi thêm một số câu hỏi khác đến, nhưng tôi chưa trả lời được. Tôi không viết hồi ký như một số bạn tôi thúc giục, trong một ngày gần đây, tôi sẽ dành cho tờ báo của người bạn tôi những chi tiết khác trong cuộc sống của tôi, thay cho hồi ký.

Ngưng trích Phỏng vấn.

- – - – - – - – - – - – - -

Văn Quang là Nhà Văn VNCH thứ nhất có tác phẩm viết năm 2000 xuất bản ở Mỹ ký tên Văn Quang. Mời quí vị đọc:

SÀI GÒN CALI 25 Năm Gặp Lại. Bút ký — phóng sự VĂN QUANG. Tuổi Xanh xuất bản, Cali, Hoa Kỳ năm 2000. Lời giới thiệu tác giả của Nhà Xuất Bản:

Văn Quang, tên thật Nguyễn Quang Tuyến. Hiện sống ở Thành phố Sài Gòn. Bút danh: Văn Quang, Hoài Giang Ngọc, Bảo Ngọc, Thùy Dương.

Hầu hết tác phẩm của ông đều là những truyện dài đăng trên những nhật báo, tuần báo nguyệt san xuất bản ở Sài Gòn vào những năm 1954-1975 sau đó xuất bản thành sách. Từ năm 1957 đến năm 1969 ông là Trưởng Phòng Báo Chí Quân Đội kiêm Trưởng Ban Biên Tập nhiều tờ báo của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Từ năm 1969 đến năm Tháng Tư 1975 ông là Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Quốc Gia VNCH.

Tác phẩm đầu tay của ông là Truyện dài “Tiếng Tơ Lòng” đăng trên Nhật báo Thân Dân ở Hà Nội vào những tháng cuối năm 1953 và đầu năm 1954.

Tập Truyện ngắn “Thùy Dương Trang” của ông do Lạc Việt xuất bản năm 1957. Từ đó ông cộng tác thường xuyên với nhiều nhật báo, tuần báo ở Sài Gòn như Chính Luận, Tiếng Vang, Thời Thế, Tin Sớm, Kịch Ảnh, Truyện Phim, Màn Ảnh, Văn Nghệ Tiền Phong, Tiểu Thuyết Thứ Năm. Những Truyện dài đăng những báo vừa kể đều được xuất bản thành sách.

Sau 12 năm 2 tháng 26 ngày sống trong những trại tù cải tạo, Tháng 9 năm 1987 ông trở lại Sài Gòn và quyết định không đi tị nạn theo diện HO vì những quan điểm và những lý do riêng, ông ở lại Việt Nam.

Sau một thời gian dài nghỉ viết, từ năm 1992 đến nay ông trở lại cộng tác với một số nhật báo, tuần báo Việt ở nước ngoài. Người đọc thấy nhiều truyện dài, truyện ngắn của ông trên nhiều nhật báo, tuần báo trên khắp nước Mỹ, nước Úc. Gần đây, bài viết của ông về Nhà Văn Thụy Vũ và cháu Khôi Thụy được hầu hết các báo và đài phát thanh Việt ở hải ngoại cùng rất đông kiều bào nhiệt tình hưởng ứng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu những tác phẩm của Văn Quang với quí độc giả như một Món Quà của Quê Hương.

Đây là một đoạn trong:

Sài Gòn — Cali. 25 năm gặp lại. Trích:

Rồi đến những năm sau 54, cuộc xâm lấn Thịt Chó vô Miền Nam có thể nói là công khai, ồ ạt, quy mô, trước hết vào những khu có nhiều Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo, những giáo xứ từ Bắc di cư vô Nam. Khu Hố Nai, Biên Hòa và khu Ngã Ba Ông Tạ, Sài Gòn là hai vương quốc của Thịt Chó. Chiều chiều người đi qa Ngã Ba Ông Tạ thấy mùi chả chó thơm lừng thoải mái bay trong gió như một biểu tượng hùng hồn của họ nhà Cầy Tơ. Quán Hải Chong, nhà Sáu Rết, chõng Mẹ Phú là những địa chỉ quen thuộc với giới ưa hạ Cờ Tây. Sau đó là những nhân vật ưa Thịt Chó có danh được nhiều người nhắc tới như quí Cha Lãm, Cha Thanh Lãng, những văn nghệ sĩ. Tôi không thể không kể đến một số người có công nâng việc nấu nướng Thịt Chó lên hàng Nghệ Thuật . Đó là các ông Lại Thế Cường, người như được sinh ra để làm thịt chó. Chỉ nhìn ông người ta đã thấy “tinh anh phát tiết ra ngoài..” Ông biểu diễn đủ các loại Thịt Chó. Ông cũng lựa chọn chó theo đúng tiêu chuẩn truyền thống “nhất vện, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm”, ông tuyên bố thẳng thừng “thà chết chứ không chịu làm thịt chó Tây, có đói cũng không ăn thịt chó Tây.” Tôi chưa ăn thịt chó Tây bao giờ, tôi chỉ nghe nói thịt chó Tây ăn rất dai và có mùi ..ngựa.

Vào thời kỳ này — những năm từ 1954 đến 1960 — Sài Gòn có một quán thịt chó khá độc đáo của người Tầu. Quán này là một ngôi nhà nhỏ, nằm trong một con hẻm cuối đường Đồng Khánh. Không phải khách quen khó lòng tìm ra quán. Quán chỉ bán độc một thứ thịt chó duy nhất: một cái lẩu để trên bếp than, trong đựng một món thịt chó hầm bà làng làm sẵn và một đĩa rau sống gồm đủ thứ từ cần Tây, cần Ta, rau cải, xà-lách ..vv.. Thịt trong lẩu sôi lên là cho các thứ rau vô cho chính đều hay cho tái tái tùy khách. Có thể gắp ra bát mà ăn, thậm chí người ăn cũng chẳng cần để ý bát đũa nhà hàng bẩn sách ra sao. Bát to, chén nhỏ, đũa tre, đũa gỗ như nhau. Miễn có đũa, có bát ăn là được. Ăn uống kiểu này chẳng khác nào ăn uống theo kiểu Anh Hùng Lương Sơn Bạc. Cho nên môn này được gọi là Thịt Chó Tầu không kén khách. Vô đây, ai cũng như ai, mạnh ai nấy ăn, càng xô bồ càng ngon quả có đúng như thế thật, nếu quí vị ăn hai, ba miếng đầu còn thấy vị nhạt nhẽo thì chỉ vào miếng sau là bắt đầu thấy thấm cái hương vị “thịt chó độc môn” này. Bảo đảm càng ăn, cái lẩu thịt chó Tầu này càng đậm đà, càng dậy mùi, bắt vị lạ lùng, khó mà có thể rứt áo ra đi nửa chừng xuân được. Ăn cho đến khi chất nước trong lẩu cạn đặc sệt lại, quánh lên, lúc đó mới là lúc món Lẩu Chó độc môn này phát huy giá trị chân truyền tột độ của nó. Bầy giò thì quí vị nào muốn thưởng thức thêm cho đỡ phí thì có quyền cho vào đó vài ba dắt mì. Nhưng đây được kể là món “phụ trội” giúp vui cho dạ dày của quí vị nào quen chưá nhiều chất bột chứ không phải là món để thưởng thức nghệ thuất.

Sau này, trên đường Lạc Long Quân có thêm một quán thịt chó kiểu này, dĩ nhiên chủ quán cũng là người Tầu. Chưa thấy người Việt nào làm và bán thịt chó kiểu này. Hồi đó quán Thịt Chó đường Lạc Long Quân rất đông khách. Cứ khoảng 4 giờ chiều là khách đã chiếm hết bàn. Cho nên mỗi lần anh em chúng tôi muốn thưởng thức Thịt Chó quán này, chúng tôi phải nhờ tới Ông Chủ Tiệm Phở 79 đường Võ Tánh. Ông Chất, một nhân vật rất chịu chơi, dễ thương va rát khoái món Cầy Tơ. Ông Chất có cái xe ô-tô kiểu familiale trang bị rất “hiện đại.” Phiá trước là khoang lái bình thường, nguyên thùng xe phiá sau được thiết kế và trang bị thành một cái phòng lưu động với đầy đ3 tiện nghi, có tủ lạnh, cà-phê, rượu mạnh, hoa quả, bánh trái, xăng-uých, dăm-bông. Trong khi tài xế cứ việc cho xe chạy vòng vòng trong thành phố, quý khách của ông Chất có thể nằm trong xe cả ngày không cần ra đến ngoài và coi đó như phòng riêng của mình, tự do muốn làm gì thì làm. Năm xưa chúng tôi xử dụng căn phòng lưu động ấy vào nhiều việc trong có việc ăn Thịt Chó Tầu. Khi quán không có bàn, chúng tôi bê lẩu vào xe, ăn trong xe.

Loại Thịt Chó năm bẩy món được chế biến sau 1963 nổi tiếng nhất là tiệm của Thiếu Tá Sĩ, tiệm ở trên con phố sau Toà Tỉnh Trưởng Gia Định, trước Ty An Ninh Quân Đội Gia Định. Ở đây có hai món được kể là lạ và ngon là món chả đùm và chả chìa. Chả đùm chó có vị thơm và ngậy hơn chả đùm heo, xúc bánh tráng thì kể cũng bắt lắm. Chả chià là thứ xương sườn cụt non, nướng vừa chín tới, ăn ngọt lịm và thơm. Chả đùm là món mới, còn chả chià đã có từ lâu.

Sài Gòn có quán thịt chó bên đường xe lửa giữa Cổng Xe Bùi Thị Xuân và Cổng Hồng Thập Tự. Quán nằm ngay bên đường xe lửa, ngồi đấy khách có thể nhìn thấy những chuyến xe lửa Sài Gòn-Biên Hoà, Sài Gòn- Nha Trang ngược xuôi trong những chiều gần tối. Quán này có món ăn được là món bó giò. Tôi thường đến quán này do sự chèo kéo của các ông Hùng Sùi, Mai Hắc Lào, và các em ca-ve chịu chơi như em Cúc, em Mỹ Khùng, em Minh Châu Air Viet Nam. Những em này ngồi ăn thịt chó, đấu láo tỉnh bơ như người ngoại quốc, hình ảnh một thời vàng son của nền Thịt Chó Sài Gòn.

Ngưng trích.

CT Hà Đông bàn loạn: Thấm thoắt dzậy mà đã gần 1 niên Nhà Văn Văn Quang không được viết, gần 12 tháng “Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự” không xuất hiện ở hải ngoại. Tôi chắc ông Nhà Văn buồn lắm. Đang làm việc rộn rã như ông, đọc, viết, tiếp anh em thương phế binh, tiếp bạn từ nước ngoài về, nhiều tư nhân, nhiều nhóm người Việt ở nước ngoài gửi tiền về nhờ ông làm danh sách phân chia tiền cứu trợ cho anh em thương phế binh. Bỗng dưng ông bị ngừng viết, nhà ông không còn ai đến. Vắng tanh. Những người bạn vồ vập ông trước đây nay có thể lánh mặt, thấy ông họ quay mặt nhìn đi, không còn thương phế binh lui tới nhà ông. 300 bài “Lẩm Cẩm..” trữ trong computer của ông bị mất luôn. Nghe nói ông Nhà Văn nay muốn đi du lịch sang Mỹ, sang Úc như mọi người dân thường, nhưng lại nghe nói ông không được cho đi.

Tôi nhắc lại: Không có chuyện “rửa tay, gác kiếm” trong trường hợp Ngưng Viết của Nhà Văn Văn Quang. Ông bị Cấm Viết.

Ông Nhà Văn nói:

“Tôi hoàn toàn bằng lòng vì sự lựa chọn của tôi. Và, tôi cũng vẫn cứ tiếp tục sống và viết như từ bao năm nay. Sẽ mãi mãi như thế cho đến khi bạn về đây sẽ gặp tên tôi với hai chữ “chi mộ”.

CT Hà Đông: Sống trong kìm kẹp của bọn Cộng Sán, ông chỉ có thể sống èo uột, sống thoi thóp, sống câm nín, sống cúi mặt, sống vâng dạ, sống nhịn nhục, ông không thể “cứ tiếp tục viết như từ bao năm nay.” Bọn Cộng Sán không cho ông viết là ông không thể viết được. Ông cứ viết, chúng giam tù ông. Nói cách khác: sống trong gông cùm Cộng Sán — ông Nhà Văn, hay bất cứ ông thường dân nào — không thể sống theo ý mình, làm theo ý mình.

Cảm khái cách gì!

Chết Dễ, Sống Khó

Đầu năm 2010, trên Web có tin:

Nhà Tranh đấu Dân chủ Cuba Orlando Zapata Tamayo tuyệt thực chết trong ngục tù Cuba. Người tù Tamayo tuyệt thực phản đối chế độ lao tù tàn độc của Cộng Cu. Ông bị bọn Cộng Cu kết án tù cấm cố 36 năm. Ông bắt đầu nhịn ăn ngày 3 Tháng 12, 2009, ông chết sau 85 ngày tuyệt thực.

Nguyen Manh ConTrước ông O.Z. Tamayo, Cuba đã có một Nhà Đấu tranh chống bạo quyền Cộng Cu tuyệt thực chết trong tù. Người đó là ông Pedro Luis Boitel. Ông Boitel chết trong tù ngày 25 Tháng 5, 1972 sau 53 ngày tuyệt thực.

Bọn Cộng Việt — tôi chắc bọn Cộng Cu cũng y hệt — bắt chước cách đối xử tàn bạo của bọn Cộng Nga với những người bị chúng giam tù mà tuyệt thực chống chúng. Trong ngục tù Cộng Sán — Cộng Sán, không phải Cộng Sản — Người Tù vừa nói ba tiếng:

Tôi tuyệt thực..!” là lập tức bị bọn Cai Tù giam riêng, chúng không cho người tù tuyệt thực uống nước. Đòi nước uống, chúng hỏi người tù:

- Không ăn còn đòi uống làm chi?

Ngày xưa Thực Dzân Pháp giam tù những nguồi yêu nước Việt Nam nhưng khi có ông tù nào tuyệt thực, chúng — bọn Cai Tù Pháp — thường xuống nước tìm mọi cách có khi năn nỉ ông Tù ăn lại. Nhưng bọn Cai Tù Cộng Việt thì tàn nhẫn và thản nhiên bắt người tù tuyệt thực phải chết. Chúng làm vậy để đe doạ những người tù khác:

- Thằng nào muốn chết khốn nạn như thằng này cứ việc tuyệt thực. Chúng ông sẵn sàng cho chúng mày chết khát luôn.

Tin người tù chính trị Cuba chết vì tuyệt thực trong tù làm tôi ngậm ngùi. Tôi nhớ Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn, Nhà Văn của Quốc Gia tôi — Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, quốc gia một thời vàng son nay đã bị diệt — Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn bị bọn Cộng Việt bắt tù Tháng Ba năm 1976. Năm 1979 ở Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Nhà Văn đòi bọn Cai Tù trả tự do cho ông, không được, ông tuyệt thực phản đối. Bọn Cai Tù Xuyên Mộc giam riêng ông, không cho ông uống nước. Nhà Văn chết ở Trại Tù Xuyên Mộc. Tôi nghe nói năm 2000, anh Nguyễn Kiên Trung, con trai ông, đã đem nắm xương tàn của ông từ bìa rừng Xuyên Mộc về cải táng trong một nghĩa trang ở Lái Thiêu, mộ Nhà Văn ở bên cạnh mộ bà vợ của ông.

Dường như trong số cả trăm văn nghệ sĩ Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà bị bọn Bắc Cộng giam tù sau năm 1975 chỉ có một mình Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn tuyệt thực, ông bị bọn Cai Tù không cho uống nước đến chết thảm trong tù.

Đây là chuyện Nhà Yêu Nước Châu Thơ Đồng, Người Tù Chính Trị Việt Nam Thứ Nhất chết trong Tù vì Tuyệt Thực.

Năm Mậu Thân — 1908 — nhiều vụ dân nghèo ở miền Trung biểu tình đòi giảm thuế — chính quyền Thực Dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào này. Các ông khoa bảng Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Phan Thúc Duyện, Dương Bá Trác, Phan Khôi. Nguyễn Tiểu La, Châu Thơ Đồng, Trần Quí Cáp..bị Pháp bắt và kết tội là những người cầm đầu phong trào Dân Nghèo nổi dậy. Nhiều vị bị án tù khổ sai trên 10 năm, đày ra Côn Đảo.

Sống trên đảo ngục tù 12 năm nhưng không chết và trở về nước, năm 1939 Nhà Yêu Nước Huỳnh Thúc Kháng viết Hồi Ký “Thi Tù Tùng Thoại” ở Huế. Đây là tác phẩm Hồi Ký Tù Ngục đầu tiên của Văn Chương Tù Ngục Việt Nam. Hồi Ký được đăng trên Nhật Báo Tiếng Dân, báo in ở Huế, do ông Huỳnh Thức Kháng làm chủ nhiệm. Trong Hồi Ký này, tác giả Người Tù Yêu Nước Huỳnh Thúc Kháng kể lại chuyện Người Tù Yêu Nước Châu Thơ Đồng tuyệt thực chết trong tù:

Thi Tù Tùng Thoại. Hồi Ký Ngục Tù của Mính Viên Huỳnh Thúc Kháng. Trích:

Châu Thơ Đồng tiên sanh, tên là Thượng Văn, người Minh Hương (Faifo), bạn thiết của Tiểu La tiên sanh. Nhà Châu quân ở giữa thành phố Faifo, là nơi thương khách qua lại, tiện đường giao thông, nhân sĩ Bắc Nam ra vào Quảng Nam thường ngụ tại nhà Châu quân, mà thơ từ khắp nơi gửi Tiểu La cũng do Châu quân nhận và chuyển đạt.

Cuộc Dân biến năm Mậu Thân xảy ra, Châu quân bị bắt hạ ngục. Ngay từ ngày thứ nhất vào ngục, Châu quân tuyệt thực.

Đầu tiên Châu quân bị giam ở ngục Faifo, rồi bị giao cho quan tỉnh tra xét. Quan Tây và Quan Nam hỏi cung, Châu quân đều nhận chịu một cách khẳng khái, không giấu giếm cũng không chối tránh.

Châu quân trả lời hỏi cung:

“Người nước Nam sang Nhật Bản và hạt dân xin giảm thuế do chính tôi chủ mưu, không ai khác dự vào cả.”

Toà án Nam triều kết án Châu quân tù khổ sai chung thân, đày đi ngục Lao Bảo. Kể từ khi Châu quân bị bắt đến ngày thành án là 20 ngày, ông không nuốt một hạt cơm vào bụng, mỗi ngày ông chỉ uống vài chén nước trà do người con đưa vào nhà ngục.

Nghe nói Châu quân bị bắt rồi nhịn đói trong tù, tôi sợ ông không thể sống được. Bỗng một ngày nọ, cửa phòng giam tôi mở ra, mấy người lính tập dẫn năm, sáu người tù vào phòng, rồi hai người dân phu khiêng vào cái võng, trong võng có người tù bị đau nằm liệt. Hỏi thì được biết những người tù này có án bị đày đi Lao Bảo, gửi giam tạm ở đây, đợi chiều lên xe hoả đi Huế. Lúc ấy có đường xe hoả chạy đường Faifo-Tourane.

Lính ra rồi, cửa phòng giam khoá lại, tôi đến bên người tù bệnh nằm trong góc phòng giam, thấy người ấy mặt đen như than, tay chân như ống quyển, hai mắt nhắm khít, trông không còn hình dạng người, hơi thở mong manh. Lòng tôi thương cảm, nhìn kỹ một chặp lâu mới nhận ra: người tù sắp chết này không phải là người xa lạ với tôi, ông là Châu Thơ Đồng tiên sanh. Ông gần chết vì đã tuyệt thực trên 20 ngày.

Tôi gọi:

- Châu tiên sanh! Châu tiên sanh! Ông nhìn biết tôi là ai không?

Nghe tôi gọi, Châu quân mở mắt nhìn tôi một chốc lâu rồi nói nhỏ:

- Mính Viên quân. Tôi làm cái dễ, anh em gắng gánh lấy sự khó.

Nói rồi ông nhắm mắt, nằm như thân cây khô.

Chiều hôm ấy Châu quân được đưa lên võng, khiêng ra nhà ga cùng mấy người bạn tù, lên xe hỏa ra Huế. Đến Huế thì Châu quân chết trong nhà lao Phủ Thưà.

Bị giam trong ngục mà nhịn ăn, từ Thánh Cam Địa Ấn Độ về sau có nhiều người làm theo, đã thành việc không lạ gì. Nhưng Châu quân tuyệt thực trước Cam Điạ và ông nhất định tuyệt thực đến chết, cao hơn Cam Địa một bậc.

Tôi có câu đối điếu Châu quân:

Nhân giai úy tử, quân độc bất tham sanh, bát xích tu mi, tu dĩ hà sơn dinh nhất bảo.

Thuỳ vi kỳ nan, quân nãi vi kỳ dị, nhất phần trách nhiệm, các tuơng tâm huyết cáo đồng bào.

Dịch tiếng Việt:

Cái chết ai không sợ, người lại không tham cái sống; tám thước mày râu, thẹn với non sông dành bữa gạo.

Phần khó ai dám đương, người bỗng lãnh ngay phần dễ, một thân gánh vác, buồn đem tâm huyết cáo bà con.

- – - – - – - – - – - -

CTHà Đông bàn loạn: Cái Chết ai không sợ, cái Sống ai không ham? Nhưng Người Yêu Nước Châu Thơ Đồng không sợ cái Chết, không ham cái Sống, ông cho Chết là việc Dễ mà Sống — Nhục, Nô Lê, Cúi đầu, Nâng Bi bọn Ác quyền — là Khó.

Cảm khái cách gì.

Tại sao những năm đầu Thế Kỷ 20 dân tộc tôi có nhiều nhà khoa bảng — Tiến Sĩ, Cử Nhân — Yêu Nuớc chống Pháp, coi thanh danh của Tổ Quốc, hạnh phúc của nhân dân trọng hơn mạng sống, hào hùng, cao thượng đến như thế, mà đến cuối Thế Kỷ 20 dân tôc Việt khốn khổ của tôi lại có nhiều tên khoa bảng — cũng Tiến Sĩ, cũng Cử Nhân — chỉ biết sướng thân mình, gục mặt ngửi đít bọn Cộng Ác Ôn hèn mạt đến như thế?

Câu Tiễn, một ông người nước Việt ở bên Tầu là Vua nước Việt cũng ở bên Tầu thời Đông Chu Liệt Quốc, từng coi “Chết Dzễ, Sống Khó.” Kể chuyện có đầu, có đuôi như sau:

Nước Việt ở bên nước Ngô. Viết rằng hai nước Việt Ngô thù nhau, dân Việt và dân Ngô oán hận nhau, muốn giết nhau là không đúng. Theo tôi, chuyện đúng là Vua Ngô muốn diệt Vua Việt để chiếm nước Việt, Vua Việt muốn diêt Vua Ngô để chiếm nước Ngô. Dân Việt, dân Ngô không ân oán gì nhau. Họ chỉ oán thù nhau sau khi Vua hai nước họ gây chiến tranh, tang tóc, làm cho họ phải chết thảm. Trong đời Việt Vương Câu Tiễn nước Việt bị nước Ngô đánh bại. Câu Tiễn phải đầu hàng. Ngô Vương Phù Sai bắt Câu Tiễn và vợ phải sang nước Ngô làm tù binh.

Việt Vương Câu Tiễn sẵn sàng chết, nhưng ông nghĩ ông tự tử là nước Việt sẽ tiêu vong, ông phải sống để phục quốc, để cứu dân tộc ông thoát cảnh làm nô lệ cho người. Ngày Vua và Hậu sang Ngô, quần thần tiễn Vua ở bến sông. Vua tôi cùng ràn rụa nước mắt.

Câu Tiễn ngửa mặt lên trời, than:

- Sự Chết ai là người không sợ, nhưng Ta đây không sợ Chết chút nào.

Nói xong, ra lệnh cho thuyền rời bến. Các quan khóc, sụp lậy. Câu Tiễn đi không nhìn lại.

Câu Tiễn không nói phần thứ hai của Lời Tạm Biệt Tổ Quốc và Nhân dân trên bến sông:

- Ta không sợ Chết nhưng ta phải Sống để cứu nước.

- – - – - – - – - – - -

Những ngày như lá, tháng như mây.. Sau cả năm, bẩy năm tù đày — tù giữ chuồng ngựa của Vua Ngô Phù Sai – Câu Tiễn trở về nước Việt, phục quốc, phá quân Ngô, giết Ngô Vương Phù Sai. Ai làm được như Việt Vuơng Câu Tiễn??

Nhiều người Việt thời tôi ca tụng Kinh Kha, cảm khái trước cảnh vua quan nước Yên đưa tiễn Kinh Kha sang Tần trên sông Dịch, mọi người bận đồ tang áo trắng, khăn sô, tất cả cùng khóc. Kinh Kha trên thuyền đi không nhìn lại. Ngàn năm nước Sông Dịch lạnh lùng trôi..

Tại sao người Việt thời tôi không ai ca tụng Câu Tiễn, không ai cảm khái trước lời than của Ông Vua Bại Trận Đầu Hàng:

“Sự Chết ai không sợ, Ta không sợ Chết chút nào..!”

Câu Tiễn anh hùng hơn Kinh Kha nhiều chứ. Kinh Kha không giết được Vua Tần, Câu Tiễn giết được Vua Ngô. Ông Vua Bại Trận Mất Nước nào trong Lịch Sử làm được như Việt Vương Câu Tiễn?

Trong Thế Kỷ 20 có nhiều người Việt kể, nhận tổ tiên mình trước ở nước Việt bên Tầu, nhưng không thấy ai nhận Câu Tiễn là một Ông Vua Ngày Xưa của dân tộc mình. Sao không nhận? Sao không đề cao? Việt Vuơng Câu Tiễn nếm phân rồi phục quốc. Đáng nhục là những thằng nếm phân rồi ngậm miệng, những thằng nếm phân kẻ thù rồi cứ gục mặt liếm phân, những thằng nếm phân kẻ thù mà hít hà “Thơm thởm thờm thơm..!”

Đại Tướng Tầu Hàn Tín khi còn nghèo hèn câu cá kiếm ăn còm ở chợ Hoài Âm, bị thằng du đãng Chợ đứng dzạng háng bắt phải luồn trôn. Không phải tự dưng mà tên du đãng bắt vị Đại Tướng tương lai phải lòn trôn nó. Nguyên do tại vì chàng thanh niên Hàn Tín đã nghèo, sức yếu nhưng lại đeo bên hông cây đoản kiếm. Tín mang kiếm để tỏ cái ý chí sẽ làm Tướng của chàng. Tên du đãng thấy ngứa mắt, bảo Tín:

- Mày có dám dùng kiếm đâm tao không? Nếu không dám thì luồn dưới háng tao mà đi.

Chàng thanh niên Hàn Tín không liều thí mạng với tên du đãng. Ông chịu lòn trôn nhưng rồi ông làm Đại Tướng. Mấy ai làm được như Câu Tiễn, như Hàn Tín??? Trong đời tôi, tôi chỉ thấy những tên nếm phân rồi gục mặt, những tên làm Tướng rồi lòn trôn.

Cảm khái cách gì!

- – - – - – - – - – - -

Việt Vương Câu Tiễn là người để lại cho đời thành ngữ “Nằm Gai, Nếm Mật.” Từ nước Ngô trở về nước, Vua đêm ngày không quên việc phục quốc. Sử Đông Chu Tầu ghi Vua nằm trên cái nệm gai nhọn, treo cái mật heo ở bên chỗ ngồi, thỉnh thoảng lại nếm vị đắng cuả mật. Vua làm vậy để không lúc nào quên nhục Mất Nước và Chí Phục Hận.

Đây là vài chuyện về Đời Tư của Việt Vương Câu tiễn ghi trong:

Đông Chu Liệt Quốc. Trích:

Câu Tiễn được lệnh gọi, vào thành, chờ gặp Phù Sai. Chầu chực ba ngày mà không được gặp. Bá Hi truyền lênh của Phù Sai, cho Câu Tiễn trở về Thạch Thất. Câu Tiễn hỏi tai sao có lệnh gọi mình vào triều, Bá Hi nói:

- Đại Vương nghe lời Ngũ Viên nên định gọi ông về triều để giết ông. May cho ông gặp lúc Đại Vương bị cảm hàn, không ngồi lên được, nên hoãn việc giết ông. Tôi có tâu với Đại Vương rằng “Muốn trừ hoạ phải làm phúc. Nay Vua Việt chầu chực ở cửa cung, chỉ chờ ngày bị giết, tấm lòng ta oán cảm động đến Trời. Đại Vương nên tha cho y về thạch thất, đến ngày Đại Vương bình phục, sẽ tính việc giết y hay tha y.” Đại Vương nghe lời tôi mà tha cho ông về nhà đá đấy.

Câu Tiễn trở về nhà đá, nơi Vua và Hậu, và Phạm Lãi ở, bên chuồng ngựa. Ba tháng nữa Phù Sai vẫn chưa khỏi bệnh, Câu Tiễn bảo Phạm Lãi bói một quẻ. Phạm Lãi gieo quẻ, nói:

- Phù Sai không chết, đến ngày Kỷ Tị thì bệnh giảm, ngày Nhâm Thân thì hết bệnh. Bây giờ Chuá Công cố xin vào thăm, khi được gặp Chuá Công cố tình nếm phân của y, nếm xong lậy mừng và nói ngày hết bệnh. Khi hết bệnh thật, Phù Sai sẽ cảm động mà tha cho Chúa Công về nước.

Câu Tiễn ưá nước mắt:

- Ta dẫu chẳng ra gì cũng là một ông vua, không lẽ chịu nhục mà nếm phân người ta.

- – - – - – - – - – - -

Phù Sai đang buồn bực, nghe tâu Câu Tiễn xin gặp mình mấy lần, thương tình, bèn cho vào. Câu Tiễn sụp lậy, tâu:

- Tù nhân tôi nghe nói long thể bất hoà, nên nát gan, héo ruột, chỉ mong được thấy Mặt Rồng..

Câu Tiễn nói chưa dứt lời thì Phù Sai buồn bụng, muốn đi tiêu, bèn xua tay ra lệnh cho Câu Tiễn đi ra, Câu Tiễn lại nói:

- Khi tiện thần ở Đông Hải có được vị y sư truyền cho cách xem phân mà biết được bệnh ra sao, ngày nào hết bệnh.

Câu Tiễn nói xong, chắp tay đứng bên cửa ngoài. Nội thị đưa cái thùng đến cạnh giường nằm, rồi vực Phù Sai ngồi vào thùng. Phù Sai đi tiêu xong, nội thị bưng thùng phân ra. Câu Tiễn mở nắp thùng, thò tay vào bốc phân rồi quì xuống mà nếm, nếm xong vào sụp lậy Phù Sai mà tâu:

- Tù nhân tôi xin chúc mừng Đại Vương. Bệnh Đại Vương đến ngày Kỷ Tị thì bớt, đến ngày Nhâm Thân thì khỏi hẳn.

- – - – - – - – - – - -

Câu Tiễn từ sau khi nếm phân, bị hôi miệng. Phạm Lãi biết có một thứ rau mọc ở quả núi phiá Bắc kinh đô, tên gọi là Rau Chấp. Rau ăn được nhưng có mùi hôi, bèn sai người đi hái Rau Chấp đem về, cho cả triều cùng ăn, để miệng ai cũng có mùi hôi. Về sau dân Việt Tầu Đông Chu gọi tên quả núi ấy là Chấp Sơn.

Câu Tiễn lo việc phục quốc và báo thù suốt ngày, suốt đêm. Đêm khi buồn ngủ thì thấy lá cỏ lục mà day vào mắt, chân lạnh muốn rụt lại thì dúng chân vào nước lạnh. Mùa đông thường ngồi gần đống băng, mùa hạ thường ngồi gần lò lửa. Xếp củi mà nằm lên trên, treo quả mật bên chỗ ngồi, thỉnh thoảng lại nếm mật đắng.

Câu Tiễn thấy nước Việt sau cơn suy bại, dân số xuống thấp, bèn ra lệnh con trai không được lấy vợ già, ông già không được lấy vợ trẻ. Con gái 17 tuổi chưa có chồng, con trai 20 tuổi không có vợ thì bắt tội cha mẹ. Đàn bà có thai được y sĩ đến tận nhà coi sóc sức khỏe, sinh con trai được thưởng bình rượu và con chó, sinh con gái được thưởng bình rượu và con lợn, ai sinh ba con được Nhà nước nuôi hộ hai, ai sinh hai con được quan nuôi cho một con.

Ngưng trích

CT Hà Đông bàn loạn:

Như dzậy Chương Trình Y Tế Bảo Vệ Nhân Dzân đã có từ 2.000 năm trước, ở nước Việt bên Tầu thời Đông Chu.

Năm 1952 khi vào sống ở Sài Gòn tôi mới biết Rau Dấp, đôi khi là Rau Dấp Cá — trong chuyện về đời tư Việt Vương Câu Tiễn thứ rau ấy có tên là Rau Chấp — tôi không ăn được Rau Dấp, lỡ có lá rau Dấp nào vào miệng, tôi phải nhả ra, năm xưa dzậy mà năm nay vẫn dzậy.

Người Việt Bắc Kỳ không ăn và không ăn được Rau Dấp. Nhưng tôi không biết ở Xứ Bắc Kỳ có thứ Rau Dấp đó không? Không phải vì người địa phang không ăn mà đồng đất xứ ấy không có thứ rau đó. Rau Chấp có từ 2.000 năm trước ở nước Việt bên Tầu, nếu rau qua nước Nam Việt thì rau phải đến Xứ Bắc Kỳ trước, người Bắc phải ăn Rau Dấp trước người Nam. Dzậy thì tại sao Rau Dấp không được người Việt miền Bắc ăn mà lại được người Việt miền Nam rất thích?

Viết thêm cho rõ: Tôi không biết Rau Dấp Cá ở nước tôi có phải là thứ Rau Chấp đời Việt Vương Câu Tiễn hay không. Tôi cho rằng chuyện ăn Rau Dấp hôi miệng là không đúng: ở Thế Kỷ 20 những nàng kiều nữ nước tôi ăn rau sống-rau thơm là thường có Rau Dấp, nhưng không chỉ miệng các nàng thơm mà toàn thân các nàng chỗ nào cũng thơm như múi mít!

Nhà Tù Lao Bảo, tôi nghe nói, ở tỉnh Sơn La xứ Bắc Kỳ. Sau năm 1945 Nhà Tù này bị bỏ hoang. Trước năm 1945 những ông Tù Yêu Nước Việt Nam nếu không bị Thực Dzân Pháp cho đi tù ở Côn Đảo xa tít mú ngoài biển Đông thì bị đưa lên trại tù Lao Bảo ở Sơn La, nơi đèo heo, gió hút. Đúng là đi tù xa nhà ngàn dzặm.

Ôi.. Sống, ơi ..Chết. Ôi Tù Tội, Lưu Đày.. Ôi Rau Dấp, Lá Mơ.. Ôi..Tù Tây, Tù Cộng..

Đến đây tạm chấm dzứt Chương Trình Văn Nghệ Ngục Tù của Ban Tùm Lum. !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét