Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2010

+ Ảnh lạ - Hành trình khám phá sao Hỏa

Hành trình khám phá sao Hỏa

Những hình ảnh về sao Hỏa được hai thiết bị thăm dò tự hành của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ghi lại sau tròn 5 năm hoạt động.

Các kỹ thuật viên của NASA đang kiểm tra tàu MER-2, sau đó được đổi thành Spirit, tại Trung tâm không gian Kennedy, tháng 3/2003. Tên của con tàu này cùng với người anh em sinh đôi, Opportunity, được chọn qua cuộc thi viết luận của sinh viên. Ảnh: NASA/Getty.
Tên lửa Delta II đưa tàu Sprit lên quỹ đạo hôm 10/6/2003. Ảnh: AFP/Getty.
Đồ họa mô tả cảnh Spirit thả dù xuống bề mặt sao Hỏa hôm 4/1/2003. Tàu Opportunity hạ cánh ba tuần sau đó. Ảnh: NASA/EPA.
Spirit có nhiệm vụ thu và phân tích các mẫu đất đá để tìm vết tích của nước trên hành tinh đỏ. Ảnh: NASA.
Bức ảnh 3D góc rộng được Spirit chụp ngay sau khi hạ cánh xuống hành tinh Đỏ. Ảnh: NASA/Getty.
Tháng 2/2004, Spirit chuyển bức ảnh chụp phần cánh trái và mặt đất bên dưới con tàu. Ảnh: EPA.
Thiết bị thăm dò Opportunity có thiết kế giống hệt Spirit và hạ cánh xuống sao Hỏa muộn hơn người anh em song sinh 3 tuần. Ảnh:
Thiết bị thăm dò Opportunity có thiết kế giống hệt Spirit và hạ cánh xuống sao Hỏa muộn hơn người anh em song sinh 3 tuần. NASA ban đầu dự kiến cả hai chỉ hoạt động trong 3 tháng nhưng chúng vẫn đang bền bỉ cống hiến. Tới đầu năm 2009, hai thiết bị này đã có 5 năm làm việc không ngừng nghỉ tại những vị trí khác nhau trên hành tinh Đỏ. Ảnh: Star.
Những cồn cát trên bề mặt sao hỏa do Opportunity chụp được khi tiến sâu vào miệng núi lửa Endurance. Trong suốt 5 năm hoạt động trên hành tinh này, hai con tàu di chuyển tổng cộng khoảng 21 km. Ảnh: EPA.
Bề mặt lởm chởm với lớp đá dày khoảng 3 cm mà các nhà khoa học đặt tên là "El Capitan". Trong suốt thời gian hoạt động trên hành tinh Đỏ, hai thiết bị thăm dò Spirit và Opportunity gửi về trái đất khoảng 250.000 bức ảnh. Ảnh: NASA.
Một bức ảnh chụp bề mặt sao Hỏa do Spirit chụp tháng 1/2004. Khi NASA công bố phóng hai tàu thăm dò này, không ai nghĩ rằng chúng có thể hoạt động lâu đến thế, vượt nhiều lần so với kỳ vọng ban đầu là 3 tháng. Ảnh:EPA.
Mô hình thiết bị thăm dò mới đang được phác thảo và có thể được NASA phóng vào năm 2011. Ảnh: AFP/Getty.

Vẻ đẹp kỳ vĩ của các hẻm núi khổng lồ

Xương rồng nở đỏ rực bên các tháp đất nhô cao cùng những khối đá thẳng đứng cạnh dòng sông uốn lượn trong các hẻm núi nổi tiếng thế giới, chủ yếu nằm tại nước Mỹ.

Hẻm núi
Hẻm núi Grand Canyon
Những bông hoa xương rồng đỏ nở dưới thung lũng Grand Canyon, phía tây bắc bang Arizona, Mỹ. Bị cắt đôi bởi sông Colorado trong nhiều triệu năm, hẻm núi này được coi là ví dụ hoàn hảo nhất thế giới về hiện tượng xói mòn đất khô. Grand Canyon dài 446 km và có độ sâu trung bình 1,2 km, nhưng đoạn rộng nhất của nó chỉ đạt 24 km.

Hẻm núi Santa Elena, bang Texas, Mỹ
Với Mỹ bên phải và Mexico bên trái, dòng sông Rio Grande là vật cản tự nhiên giữa hai quốc gia. Trên lãnh thổ Mỹ dòng sông uốn đi qua hẻm núi Santa Elena thuộc công viên quốc gia Big Bend, bang Texas, Mỹ. Những vách đá vôi cao tới 460 m làm nên sự kỳ vĩ của hẻm núi này.
Hẻm
Vết nứt trên sa mạc Arizona
Một vết nứt khổng lồ trên sa mạc Arizona chỉ là một trong nhiều vết nứt ở khu vực giáp ranh giữa hai bang Arizona và Utah. Những hẻm như thế này thường ngắn và nông (độ sâu chỉ vài chục mét). Chúng được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các cơn mưa lớn và một số điều kiện địa lý. Nước bào mòn lớp đá màu đỏ trong nhiều triệu năm để tạo nên các vết nứt.
Thác nước ở hẻm núi Grand Canyon.
Thác nước trên hẻm núi Grand Canyon
Một thác nước đổ xuống hẻm Grand Canyon ở bang Arizona, Mỹ. Ngoài sông Colorado chảy qua, hẻm núi khổng lồ này còn có nhiều suối, thác và khe nước.
Hẻm núi Antelop, bang Arizona, Mỹ.
Hẻm núi Antelop, bang Arizona, Mỹ
Ánh sáng lọt vào các khe nứt của hẻm núi Antelope (bang Arizona, Mỹ), làm nổi bật những gợn sóng do lũ quét và các quá trình xói mòn trong nhiều năm tạo nên. Đây là một trong những hẻm núi được viếng thăm nhiều nhất tại Mỹ.
Những khối đá đủ hình thù nhô lên trong hẻm Grand Canyon trong
Những khối đá trong hẻm Grand Canyon
Băng tan chảy tạo nên vô số trận lũ quét trong hẻm Grand Canyon thuộc công viên quốc gia Yellowstone. Nước cuốn trôi cát, sỏi và để lại những khối đá nhọn hoắt.
Hẻm
Hẻm Canyon de Chelly, bang Arizona, Mỹ
Những khối đá với hình thù đa dạng trải dài ngút tầm mắt trong hẻm Canyon de Chelly thuộc một công viên quốc gia Mỹ, nơi sinh sống của bộ lạc Navajo. Họ sinh sống bằng nghề chăn thả gia súc và rất khéo léo trong việc dệt vải, đan lát, làm đồ gốm và chế tác đồ bằng bạc.
Hẻm
Dãy núi Simen tại Ethiopia
Những tháp đất bazan là nét đặc trưng của dãy núi Simen tại Ethiopia. Khu vực có điều kiện sống khắc nghiệt này còn được gọi là dãy Alps của châu Phi. Nó là nơi sinh sống duy nhất của khỉ đầu chó - một trong những loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Hệ thống san hô lớn nhất thế giới bị đe dọa

Một khối san hô hàng trăm năm tuổi tại Great Barrier Reef. Ảnh:BBC.

Great Barrier Reef là hệ thống san hô ngầm lớn nhất trên thế giới gồm hơn 2.900 dải san hô khác nhau và 900 hòn đảo, trải dài 2.600 km trên khu vực có diện tích 344.000 km vuông. Hệ thống này nằm tại biển Coral Sea, ngoài khơi bang Queensland và có thể quan sát được từ vũ trụ.

Tiến sĩ Glenn De'ath và các cộng sự thuộc Viện Hải dương học Australia đã điều tra 328 cụm san hô Porites khổng lồ tại 69 địa điểm khác nhau tại Great Barrier Reef. Những khối san hô này đều có tuổi đời vài trăm năm. Thông qua nghiên cứu bộ xương san hô họ phát hiện quá trình vôi hóa đã giảm 13,3% kể từ năm 1990.

Sự suy giảm này được xác định là chưa từng có trong 400 năm qua. Theo các nhà khoa học, tình trạng ấm lên toàn cầu và tăng độ axit trong nước biển là nguyên nhân của tình trạng trên. Việc suy giảm phát triển này đe dọa các loài sống trong hệ thống dải san hô, vốn là trung tâm của việc hình thành hệ sinh thái và nguồn cung cấp thức ăn cho hàng chục nghìn loài sinh vật biển khác.

San hô Porite là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển. Ảnh:BBC.
Quá trình phát triển san hô tại dải ngầm Great Barrier Reef nổi tiếng ở Australia đang suy giảm mạnh nhất trong suốt 4 thế kỷ qua, đe dọa đến hệ sinh thái và các loài sinh vật biển khác

Thủy cung kỳ ảo trong khu bảo tồn của Mỹ

Những rặng san hô lung linh, các loài sinh vật hiếm trên Thái Bình Dương vừa được Mỹ đưa vào khu bảo tồn hải dương học có quy mô lớn nhất thế giới.

Một phần trong chuỗi ba hòn đảo trên Thái Bình Dương được Tổng thống Mỹ President George Bush quyết định để ra để lập khu bảo tồn hải dương lớn nhất thế giới. Ảnh: AP.
Các tàu thương mại và đánh cá sẽ bị cấm bén mảng tới khu vực rộng khoảng 310.000 km2 này. Ảnh: PA.
Khu bảo tồn này sẽ gồm cả đảo san hô vòng Rose ở đảo American Samoa. Ảnh: PA.
Quyết định này được các nhà môi trường hoan nghênh nhiệt liệt. Ảnh: PA.
7 hòn đảo nhỏ dọc đường xích đạo trên Thái Bình Dương cũng nằm trong vòng bảo vệ của dự án này. Ảnh: PA.
Khu bảo tồn là nơi cư trú của rất nhiều loài quý hiếm, ví dụ như loài chim chỉ đẻ trứng trên đống tro ấm từ miệng núi lửa. Ảnh: PA.
Khu vực này cũng sẽ được coi như điểm văn hóa. Ảnh: PA.
Hoạt động du lịch, nghiên cứu và câu cá giải trí sẽ được liên bang cấp phép bên trong khu bảo tồn. Ảnh: PA.
Quyết định bảo vệ Rãnh Mariana được đưa ra tròn một thế kỷ sau khi tổng thống Theodore Roosevelt biến hẻm núi Grand thành khu bảo tồn thiên nhiên năm 1908. Ảnh: PA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét