Những số đo kỷ lục về các loài hoa
Thế giới sinh vật có những loài hoa khổng lồ cao tới 9 -10 m nhưng cũng có những loài hoa mà cả cụm hoa, kích thước chỉ có... 1 mm!
Thế giới sinh vật có những loài hoa khổng lồ cao tới 9 -10 m nhưng cũng có những loài hoa mà cả cụm hoa, kích thước chỉ có... 1 mm!
Khi những nhà thám hiểm vượt qua những khu rừng nguyên sinh của Sumatra vào thế kỷ 19, họ đã rất ngạc nhiên khi thấy những bông hoa lớn như những bánh xe nằm nổi bật trên mặt đất. Loài hoa này có những cánh hoa mọng nước với sắc đỏ rực rỡ và những chấm vàng nâu rất tinh tế...
Hoa Rafflesia arnoldi - bông hoa độc nhất vô nhị
...Đó là Hoa Rafflesia arnoldi. Nằm trên đài hoa là những bộ phận sinh sản của chúng. Còn ở dưới đài hoa là vô số phấn hoa, nếu lấy chúng ra thì có thể đổ đầy vào một chiếc bình nhỏ. Và, thật ngược đời, đối lập với vẻ đẹp quyến rũ của nó lại là…một thứ hương hoa hôi thối như mùi xác chết! Nhưng chính mùi hôi thối này và màu sắc của nó là những tác nhân hấp dẫn côn trùng đến phục vụ cho quá trình thụ phấn của chúng. Loài hoa này có tên gọi là Rafflesia arnoldi.
Đây là loài hoa lớn nhất và độc đáo nhất thế giới: có đường kính lên tới 1,5m, có chu vi khoảng 3-4m và nặng tới 10-12 kg. Chúng sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Sumatra và Borneo thuộc khu vực Đông Nam Á. Thật lạ đời là Rafflesia có hoa to đến là thế nhưng nó lại không có thân, rễ và lá! Nó sống ký sinh trên một loài cây nho (Tetrastigma). Với những đặc điểm như thế cho nên nhìn bề ngoài thật khó có thể nhận ra nó thuộc loài thực vật nào cho đến khi một phân tích DNA gần đây đã đưa ra một kết quả thật đáng ngạc nhiên: nó thuộc họ cây đại kích (Euphorbiaceae), một họ cây có những bông hoa nhỏ xíu! Những cây phổ biến nhất thuộc họ này là cây cao su, cây sắn và cây đại kích.
Hoa Rafflesia arnoldi (Ảnh: greenpeace)
Cụm hoa có phân nhánh lớn nhất thế giới thuộc về loài cây cọ Talipot (Corypha umbraculifera) có nguồn gốc ở miền nam Ấn Độ và Ceylon (Sri Lanca ngày nay).
Loài cây cọ khổng lồ này cao tới 25m, thân cây có đường kính 1,3m, những chiếc lá như những bàn tay xoè ra có đường kính lên tới 5m và chiếc cuống lá dài 4m. Nó có một cụm hoa lớn nhất trong tất cả các loại cây. Cụm hoa này dài tới 6-8m gồm có khoảng vài triệu bông hoa nhỏ mọc trên các nhánh hoa nằm ở trên đỉnh thân cây. Cây cọ Talipot chỉ nở hoa một lần khi nó khoảng 30 đến 80 năm tuổi.
Cụm hoa Puya raymondi - loài hoa họ dứa lớn nhất thế giới
Một cụm hoa khổng lồ khác phải kể đến là loài Puya raymondi, thuộc họ Bromeliaceae (những loại thực vật có cùng họ với cây dứa). Đây cũng là loài cây lớn nhất trong họ dứa: riêng thân cây cao 3 m còn hoa của nó cao tới 9-10m. Nó chỉ sống trong vùng núi Andes thuộc Peru và Bolivia ở độ cao 3200-4800 m và có thể sống thọ 100 năm nhưng chỉ nở hoa 1 lần trong đời. Khi đó một cây Puya raymondi có tới khoảng 20.000 bông hoa và cho ra khoảng 10 triệu hạt.
(Ảnh: andeantravelweb.com)
Đối lập với những loài hoa trên, những bông hoa bé nhất thế giới thuộc về loài cây thuỷ sinh có tên gọi là Wolffia arrhiza. Chúng là những thân cuống nổi tự do trên mặt nước có màu xanh hoặc xanh vàng và không có rễ, dài 1-5mm. Thỉnh thoảng nó nở những cụm hoa nhỏ gồm 1 hoa cái và hai hoa đực. Cả cụm hoa có kích thước lớn nhất cũng chỉ 1 mm!
(Ảnh: oregonstate)
Trong rừng Sumatra còn có loài cây chân bê khổng lồ (Amorphophalus titaum). Nó cao 3m, có họ hàng với cây khoai sọ và các loại cây chân bê khác. Loại cây hoa này mọc lên từ một thân củ nặng 100kg vùi trong lòng đất.
Cây chân bê khổng lồ này chỉ nở hoa trong 2-3 ngày và chỉ nở 3-4 lần trong suốt 40 năm tồn tại. Cái trông giống như những cánh hoa khổng lồ kết nối với nhau lại chính là một cái lá bắc (một chiếc lá chắn) có màu tía. Nó có đường kính dài 1,2m và chiều cao 1,3m. Nằm ở chính giữa nó chính là một cái cuống hoa lớn mang trên mình một cụm hoa nhỏ không phân nhánh, gồm có hoa đực và hoa cái. Những bông hoa ấy cũng có mùi thịt thối và cũng chính cái mùi hôi thối này đã hấp dẫn ruồi nhặng và những con bọ cánh cứng đến giúp chúng thực hiện quá trình thụ phấn.
Những sinh vật kỳ lạ dưới đáy biển Nam Cực
Hai nhà thám hiểm Sadie Mills (trái) và Niki Davey từ Viện nghiên cứu nước và khí quyển quốc gia của New Zealand đang "khoe" những con sao biển khổng lồ có chiều dài 60cm. |
Một con thủy tức dài 6,5cm - động vật nhiều màu sắc giống san hô, dường như là một sinh vật chưa từng được phát hiện trước đó. |
Một động vật bí ẩn, trên lưng là một loài giáp xác nhỏ, đang bơi ở độ sâu 2.200m dưới mặt biển ở Ross, Nam Cực. |
Các nhà khoa học New Zealand ước tính họ đã thu thập được 88 loài cá, 8 trong số này là những loài chưa từng được biết tới - và 8 loài mực khác nhau. |
Một con bạch tuộc Nam Cực được phát hiện trên biển Ross là một trong số 18 loài bạch tuộc được thu thập trong chuyến thám hiểm. |
Con cá ăn thịt này sử dụng đuôi râu màu đỏ để hấp dẫn con mồi từ xa. |
Con cá răng dao găm có thân hình óng ánh và đôi mắt xanh màu ngọc bích. |
Một loài giáp xác hình dáng giống tôm. |
Sadie Mills nâng con hải sâm biển. |
Con nhện biển khổng lồ dài 9,8cm là một trong số 30.000 sinh vật biển được thu thập trong chyến thám hiểm kéo dài 8 tuần diễn ra vào đầu tháng 2 và tháng 3 vừa rồi. |
Những sinh vật khổng lồ dưới nước
Chúng sống ở sông, cửa sông hay trên biển, nhưng giống nhau ở điểm là có kích thước khác thường.
Hai ngư dân Thái Lan giơ con cá trê nặng hơn 300 kg bắt được ở sông Mekong, miền bắc Thái Lan giữa tháng 5/2005. |
Vào thời điểm này năm ngoái, các nhà khoa học Nhật Bản chụp được những bức ảnh có thể là đầu tiên về một con mực khổng lồ còn sống. |
Một ngư dân Campuchia giơ con cá đuối khổng lồ trên sông Mekong, gần biên giới Việt Nam - Campuchia hồi tháng 12/2002. Con cá đuối gai độc to lớn này có thể là loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. |
Con bạch tuộc Thái Bình Dương vĩ đại được xem là rất thông minh đối với các động vật không xương sống. Bạch tuộc là một trong số ít các sinh vật được biết đến là ăn thịt cá mập. |
Hai con sứa tơ lớn này bị bắt gặp khi đang bơi trong biển Nhật bản, sâu dưới mặt biển 5 mét. Ngư dân địa phương buộc tội các sinh vật này là phá hủy lưới của họ. |
Các nhà thám hiểm Nam cực đang giơ một con sao biển Macroptychaster to lớn. |
Con cua nhện Nhật Bản này là loài cua biển lớn nhất thế giới với sải chân có thể dài tới 4 mét và có thể nặng đến 20 kg. |
Nằm gọn trong chiếc thìa, to chưa bằng cái móng tay, chui lọt trong chiếc cốc, những sinh vật dưới đây trông nhỏ nhắn mà cũng rất đáng yêu.
Con mèo chui vừa trong chiếc cốc này chỉ cao có 15,4 cm. |
Tiny Tim dài 1,8 cm - con chuột nhà nhỏ nhất thế giới. |
Chỉ to hơn đồng 50 xu một chút xíu, PeeWee là con chuột đồng nhỏ nhất thế giới. |
Con thằn lằn nhỏ nhất thế giới Jaragua Sphaero chỉ dài có 1,5 cm. |
Walter, chú rùa nhỏ nhất trái đất nằm trên đầu của một con rùa khổng lồ Otto 35 tuổi ở vườn thú Hanover. Trong khi con rùa lớn phải to đến 109 cm thì Walter chỉ có kích thước 7,6 cm. |
Tắc kè Brookesia là loài tắc kè hoa nhỏ nhất thế giới. Con này chỉ dài 1.2 cm. |
Con khỉ lùn đầu đen |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét