Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

+ Những đám mây kỳ lạ

Đám mây 'kỳ quái' ở Trung Quốc

Các nhà khoa học sửng sốt khi phát hiện một đám mây khổng lồ tại Trung Quốc đi vòng quanh địa cầu trong vỏn vẹn 13 ngày.

Đám mây kỳ lạ có chiều cao hơn 3 km và chiều rộng xấp xỉ 1.987 km.
Đám mây kỳ lạ có chiều cao hơn 3 km và chiều rộng xấp xỉ 2.000 km. Ảnh: Corbis.

Đám mây hình thành bởi bụi đất sau một cơn bão lớn ở sa mạc Taklimakan ở phía tây bắc khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Nó có chiều cao 3 km và chiều rộng 1.987 km. Đám mây hầu như giữ nguyên hình dạng trong suốt trong suốt quá trình di chuyển. Khi tiến tới Thái Bình Dương lần thứ hai, nó hạ độ cao và "thả" một phần bụi đất xuống nước.

"Bụi ở châu Á thường tụ thành mây gần biển Hoàng Hải (nằm giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên), trong khi bụi ở sa mạc Sahara thường tích tụ quanh Đại Tây Dương và vùng bờ biển châu Phi. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đám mây bụi ở Trung Quốc có thể hình thành ở Thái Bình Dương. Sắt chiếm khoảng 5% đám bụi nên đó là nguồn cung cấp sắt quan trọng đối với đại dương", Itsushi Uno, một nhà khoa học của Đại học Kyushu, cho biết.

Quỹ đạo di chuyển của đám mây tạo thành vòng tròn khép kín quanh trái đất. Ảnh: Corbis.
Quỹ đạo di chuyển của đám mây tạo thành vòng tròn khép kín quanh trái đất. Ảnh: Corbis.

Uno và cộng sự đã sử dụng một vệ tinh của NASA và mô hình toán học để theo dõi và đo chuyển động của đám mây bụi. Họ nhận thấy mây bay lên cách mặt đất 8-10 km trước khi chu du vòng quanh hành tinh.

"Kết quả quan trọng nhất là chúng tôi đã theo dõi đám mây khi nó bay đúng một vòng khép kín quanh trái đất. Có thể gọi là là hiện tượng kỳ quái vì giới khoa học chưa từng phát hiện đám mây nào di chuyển với quỹ đạo như thế. Sau khi đi được nửa vòng, mật độ bụi trong mây giảm tới mức rất thấp khiến việc quan sát trở nên khó khăn. Điều đó cho thấy trạng thái dày đặc của mây được duy trì rất lâu", Uno nói.

Nhóm nghiên cứu cho rằng hình dạng của đám mây hầu như không đổi trong suốt hành trình do nó được nâng lên ở nơi mà không khí khá ổn định.

Từ trước tới nay các nhà khoa học luôn tin rằng những hạt bụi là nhân tố tạo nên những đám mây có chiều cao lên tới vài km, nhưng họ chưa biết chúng làm tăng hay giảm nhiệt độ bề mặt trái đất.

Những đám mây kỳ lạ

Những đám mây có hình dạng giống chiếc ống dẫn nước khổng lồ, móng ngựa, sóng biển hay thấu kính là thứ mà chúng ta hiếm khi có cơ hội chiêm ngưỡng.

Dưới đây là hình ảnh những đám mây kỳ lạ, do các phóng viên ảnh của tạp chíNewscientist ghi lại.

Đám mây hình trụ dài ở phía tây Australia. Chúng thường xuất hiện trước hoặc sau những cơn bão. Ảnh: Richard Hamblyn.
Những dải tinh thể băng màu trắng bên dưới các đám mây màu da cam. Ảnh: Vicki Harrison.
Amsterdam là một trong những hòn đảo xa xôi nhất trên trái đất. Trên thực tế nó là miệng của một ngọn núi lửa. Dù chỉ cao 881 m, nó vẫn có thể làm thay đổi hình dạng các đám mây phía nam Ấn Độ Dương. Trong bức ảnh này, một lớp khí ẩm liên tục dâng cao và hạ thấp khi bay qua đảo Amsterdam đã tạo nên hàng trăm đám mây hình thấu kính. Những đám mây này di chuyển vài trăm km trước khi hòa vào các đám mây khác ở phía bắc Ấn Độ Dương. Ảnh:Richard Hamblyn.
Những đám mây hình thấu kính phía trên dãy núi Alpujarra ở phía nam Tây Ban Nha. Ánh sáng mặt trời khiến chúng có màu đỏ. Người ta thường lầm tưởng chúng là đĩa bay. Ảnh:Richard Hamblyn.
Những đám mây hình vú bò ở thành phố Hastings, bang Nebraska vào một ngày trong tháng 6/2004. Chúng hình thành khi những khối không khí lạnh bão hòa trên đỉnh đám mây rơi cực nhanh xuống phía dưới, tạo nên vô số dải mây hình gợn sóng. Ảnh: Richard Hamblyn.
Đám mây hình thấu kính hình thành khi một lớp không khí ẩm bị đẩy lên cao khiến những phân tử nước cô đặc thành mây. Đám mây trong ảnh xuất hiện ở phía trên đỉnh núi Rainier, bang Washington, Mỹ. Ảnh: Ryan Verwest.
Trong bức ảnh này, ngọn núi dường như đang đội chiếc mũ bằng mây. Những đám mây hình mũ hình thành khi một khối khí ổn định dâng lên đỉnh núi. Do nhiệt độ giảm dần theo độ cao, các phân tử nước trong khối khi ngưng tụ thành mây. Ảnh: Michael Davenport.
Những đám mây trong ảnh giống như một đàn sứa bay lên bầu trời. Trên thực tế, chúng là những hạt mưa hoặc tuyết bốc hơi trước khi chạm mặt đất. Ảnh: Jurgen Oste.
Loại mây có hình dạng giống sóng vỗ bờ rất hiếm. Chúng chỉ tồn tại trong khoảng 1-2 phút. Mây hình sóng biển thường xuất hiện ở giữa lớp khí lạnh bên dưới và lớp khí nóng bên trên. Khi lớp khí nóng di chuyển nhanh hơn lớp khí lạnh, hiện tượng trượt giữa hai lớp khí sẽ tạo nên những đám mây hình sóng biển. Ảnh: Giselle Goloy.
Đám mây hình móng ngựa thường chỉ xuất hiện trong khoảng một phút trước khi tan biến. Chúng thường hình thành ở những vùng có gió xoáy theo chiều ngang. Ảnh: Jo Gardner.

Những đám mây dưới đây có nhiều hình thù và màu sắc kỳ lạ, tạo nên những cột nấm khổng lồ hoặc khoảng trời màu đỏ rực.

Cảnh hoàng hôn tại thành phố Grimsby, hạt Lincolnshire, Anh. Một đám mây đơn lẻ có thể chứa hàng tỷ kg nước, nhưng không phải tất cả mây đều tạo nên mưa.

/

Những đám mây dung tích giống như lông tơ màu đỏ phía trên một hàng cây. Chúng nằm ở độ cao khoảng 2.000 m và báo hiệu một cơn bão sắp kéo tới.
Cầu Golden Gate tại thành phố San Francisco, Mỹ dường như nổi lên phía trên một biển mây tầng thấp. Những đám mây dạng này, thường hình thành ở độ cao dưới 2.000 m, luôn mang theo mưa hoặc băng. Nếu mây chạm mặt đất thì chúng được gọi là sương.
Những đám mây giống như hàng chục chiếc đĩa xếp chồng lên nhau ở phía trên đỉnh núi Rainier, bang Washington, Mỹ. Chúng được tạo nên khi những cơn gió ở tầng cao di chuyển qua địa hình gồ ghề.
Cảnh đẹp hoàng hôn tại Tassajara, bang California, Mỹ được tô điểm thêm bởi những đám mây cao vút. Tuy nhiên, những đám mây cao nhất thường tạo ra mưa, sấm, chớp, mưa đá và gió. Vì thế mà chúng có thể phá hỏng cảnh đẹp bất cứ lúc nào.
Đám mây hình nấm
Đám mây vũ tích thường có hình cột hoặc nấm. Chúng là loại mây cao nhất, thường hình thành ở độ cao từ 15.000 m trở lên. Phần trên của những đám mây này thường nở rộng vì chúng gặp gió trên cao.
Những đám mây vũ tích
Những đám mây vũ tích trên bầu trời thành phố Mitchellton, tỉnh Saskatchewan, Canada.
Những đám mây có màu sắc rực rỡ và mặt nước tĩnh lặng tạo nên cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp đối với những người chèo thuyền trên sông Winisk thuộc tỉnh Ontario, Canada.
Mây
Mây phía trên hồ Crate thuộc bang Oregon, Mỹ. Thông thường mây có màu trắng vì chúng phản chiếu ánh sáng mặt trời.
Những đám mây trắng trông như các lọn bông ở phía trên sa mạc Kalahari tại Nam Phi. Phần lớn mây được tạo nên bởi quá trình chuyển động lên phía trên của không khí.
Một bức ảnh do tàu vũ trụ Galileo chụp cho thấy mức độ bao phủ của mây ở phía trên Nam Cực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét